Chào mừng bạn đến với ngovanhung93.blogspot.com!

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Gương chứng nhân

NGỤC SĨ NGUYỄN VĂN THUẬN VÀ NHỮNG NGƯỜI LỮ HÀNH TRÊN ĐƯỜNG HY VỌNG

LTCG (21.08.2011) 
Trang bút ký ghi lại ngày ĐTGM Nguyễn Văn Thuận (hồi đó chưa là Hồng Y) được trao bằng tiến sĩ danh dự do Học Viện Thần Học Notre Dame  ở New Orleans vào ngày 11 tháng 5 năm 1996.
Đã có văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ, ảnh sĩ, bác sĩ, dược sĩ, thì bây giờ cũng có ngục sĩ, là “bằng tiến sĩ danh dự” được trao tặng những ai đã từng bị vùi giập mà vẫn phây phây cứ vậy thôi:
Làm sao cũng chẳng làm sao
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi.
Làm chi cũng chẳng làm chi
Dẫu có làm gì cũng chẳng làm sao.
Lạ lắm! Không ai có thể tưởng tượng được rằng người đang đứng trước đám đông người Việt vùng New Orleans nô nức đón chào kia lại đã từng là một “ngục sĩ” trên 13 năm, trong đó thì 9 năm bị biệt giam. Cứ nghĩ rằng với bằng ấy năm bị đầy đọa, thì người phải còm cõi xanh xao, “chất lượng xuống cấp,” chứ có ngờ đâu vẫn tráng kiện cả thể xác lẫn tinh thần.
Con người đó chính là Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, đang trở thành như hiện thân của niềm hy vọng cho lớp dân tan tác. Vẫn giọng khôi hài dí dỏm với biệt tài kể truyện làm mọi người rộn lên niềm vui đầy xác tín của “Những Người Lữ Hành Trên Đường Hy Vọng” như tựa đề cuốn sách của Ngài góp lại từ những suy tư viết trong ngục tù. Quả thực, con người này vẫn tràn đầy nhiệt lực, có sức bật sáng lên trong khóe mắt từng người gặp gỡ, có sức “truyền nhiễm” chất lửa của Tinh Thương, của Tin Mừng.

Đức cha Nguyễn Kim Điền, người thắp đuốc giữa đêm đen

Thưa Quý vị và các Bạn,
Khi chọn đầu đề cho bài thuyết trình về cố Tổng Giám mục Philippê Nguyễn Kim Điền Người Thắp Đuốc Giữa Đêm Đen, bản thân tôi thấy nó vẫn còn nhẹ quá. Nếu không sợ bị coi là khiêu khích, tôi đã chọn Đức cha Nguyễn Kim Điền, vị Giám mục Đốt nhà. Ý tưởng này tôi lấy lại từ một hồ sơ trình bày những chứng từ của Đc Điền do cha Jean Maïs (Hội Thừa sai Paris) thực hiện năm 1987. Hồ sơ mở đầu như sau:
“Đêm ấy, bão biển. Đứng thẳng trước ngôi nhà trên bờ biển, bà cụ già giơ cao tay lắc lư chiếc đèn dầu ám khói. Nhưng người đánh cá đương vật lộn với sóng gió ngoài khơi làm sao nhìn ra được ánh đèn mờ nhạt của bà. Bà sớm nhận ra cố gắng vô bổ của mình.  Và, lòng đầy quả quyết, bà thu góp hết những thanh củi dành dụm để sưởi ấm còn lại, chất đống, đơm lửa. Đống củi bốc cháy, chiếu sáng cả một vùng những ngọn sóng gần bờ. Nhưng không bao lâu, lửa tàn mà vẫn chẳng thấy bóng dáng con thuyền bà trông ngóng. Hốt hoảng, bà vội lượm thanh củi cuối cùng chưa kịp tắt, châm lên mái tranh. Thoáng chốc, ngôi nhà biến thành khối lửa hồng, hừng hực tỏa sáng ra biển cả.
Rồi thuyền có cập bến không? Có nhìn ra không phương hướng thoát hiểm? Đức cha Nguyễn Kim Điền, sau khi kể câu chuyện dụ ngôn này cho các linh mục của ngài, một buổi chiều tâm sự, đã không cho biết đoạn kết. Ngài chỉ nói thêm, vẻ tư lự: “Tôi, giám mục của các bạn, cũng đang đốt nhà đây”

Văn tế tưởng niệm các Thánh Tử Đạo Việt Nam


LTCG (21.08.2011) 
***///*/*/*/…..…..
Hỡi ôi!
Kìa hậu duệ giống Tiên Rồng – sống làm con dân Việt.
Này sứ giả đấng Nhân Hiền – chết thành chứng nhân Thiêng.
Lấy niềm tin riêng bày tỏ Đức Trung kiên
Dâng mạng sống mình chứng minh Điều Chân lý
**//
Công đức ấy
Thiên thu tôn vinh đấng anh hùng nghĩa khí.
Ngàn đời ngưỡng vọng bậc tiền liệt tín trung.
*/

Đức Hồng Y Trần Nhật Quân: Trò lố bịch của một bọn cầm quyền đã vô thần lại còn muốn lãnh đạo Giáo Hội

Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, nguyên Giám Mục Hương Cảng vừa lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ tuyên bố của Tôn Giáo Vụ Trung quốc. Những kẻ cầm quyền vô thần lại muốn lãnh đạo công cuộc rao giảng Tin Mừng và việc chăm sóc mục vụ cho các tín hữu. Chúng muốn gây ra ly giáo thì chúng cần phải có Luther King hay là Vua Henry Đệ Bát. Nhưng mà mùa đông khắc nghiệt cũng sẽ sớm tàn mà thôi.
Hong Kong (AsiaNews) – Trong mấy ngày qua, các tín hữu Công Giáo trong và bên ngoài Trung Hoa đã buồn bực ghi nhận những lời bật ra từ cửa miệng của ông Lưu Bách Niên, các giáo sĩ Quách Kim Tài (Guo Jinchai), Phòng Hưng Diệu (Fang Xinyao, 房興耀), Mã Anh Lâm (Ma Yinglin, 馬英林) là những gịong điệu khó mà phân biệt nổi với những tư tưởng ly giáo. Tuy nhiên, tuyên bố của Tôn Giáo Vụ Trung quốc thật sự là đã đặc biệt đạt đến mức lố bịch quá đáng.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân
Ta có thể hiểu nổi khi bọn cầm quyền đứng ra bảo kê cho bọn bù nhìn tay sai của chúng kể lể rằng bọn đấy hành động rất đúng trên phương diện chính trị, khen ngợi chúng đã có can đảm chống lại các áp lực từ bên ngoài. Chuyện đấy có thể hiểu nổi. Nhưng thật là hề khi giờ đây bọn cầm quyền lại lớn tiếng ca tụng “đức tin Công Giáo nhiệt thành” của chúng, và cho rằng những vụ truyền chức Giám Mục không được Đức Thánh Cha phê chuẩn là cần thiết “cho sự vận hành bình thường của Giáo Hội và cho nhu cầu mục vụ và truyền giáo”. Chuyện này thì thiệt tình là ấm ớ và lố bịch. Đúng như các nhà học giả gần đây đã chỉ ra, bọn cầm quyền giờ đây đang “điều hành” Giáo Hội Công Giáo tại Trung quốc.
Họ mù hết rồi chăng? Họ há đã chẳng có cơ may nào để thấy Giáo Hội Công Giáo hoạt động ra sao trên phần còn lại của thế giới hay sao? Có phải hoàn cảnh của Trung Hoa nó đặc biệt đến mức mà bọn cầm quyền phải nhúng tay vào trực tiếp điều hành một Giáo Hội đến nỗi Giáo Hội đó không còn chút gì là Công Giáo nữa? Họ đang tự biến mình thành trò cười cho thế giới! 

Các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà ký kiến nghị Tòa án Tối cao cho tới dự phiên tòa phúc thẩm tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Một bản kiến nghị Tòa án Nhân dân Tối cao cho phép nhân dân được tham dự phiên tòa phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ vừa được công bố trên mạng, đề ngày 25/7/2011.
Bên cạnh chữ ký của một số vị trí thức tên tuổi như Nhà giáo Phạm Toàn, Gs. Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn Võ Thị Hảo, Trần Nhương, Đạo diễn Trần Văn Thủy … còn có chữ ký của linh mục Vũ Khởi Phụng – bề trên tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, linh mục Nguyễn Văn Phượng – chính xứ Thái Hà.
Nội dung Kiến nghị nêu rõ: “Chúng tôi không phải là những người tham gia phiên tòa, mà chỉ là những người tham dự phiên tòa nên không cần giấy triệu tập hay giấy mời của Tòa án. Chúng tôi chỉ mong muốn thực hiện quyền tham dự phiên tòa của công dân để giám sát hoạt động xét xử và thông qua đây cũng để được giáo dục thêm về pháp luật”; và đề nghị Tòa án Nhân dân Tối cao: “không sử dụng lực lượng chức năng quá quy định, nhằm dùng lực lượng này vây bọc nhiều lớp xung quanh Tòa án, cản trở quyền tham dự của nhân dân, thậm chí bắt bớ nhân dân đến tham dự trái pháp luật. Đó là những hành vi đối phó vi Hiến, vi phạm nguyên tắc công khai xét xử của Tòa án, ảnh hưởng xấu đến uy tín của các cơ quan pháp luật Việt Nam trước nhân dân Việt Nam và công luận quốc tế, trái với luật pháp dân chủ của nước ta.”

Đức Cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền đã tử đạo như thế nào?

 

LTCG (29.07.2011)
Lời giới thiệu: Hầu hết mọi tín hữu Công giáo Việt Nam (trong lẫn ngoài nước) và rất đông các vị Lãnh đạo Tinh thần thuộc nhiều tôn giáo tại Việt Nam đều nghe biết đến Đức Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền, một chức sắc Công giáo cao cấp tại Huế. Ngài nổi tiếng vì đã sống và chết như một chứng nhân cho sự thật và lẽ phải. Ngày 08-06 tới đây là kỷ niệm 20 năm vị Tổng Giám mục này qua đời (1988), mà nhiều người tin rằng là do bị Cộng sản Việt Nam ám hại. Sau đây là chứng từ của linh mục Nguyễn Văn Lý, vốn từng là thư ký của Đức TGM và có thể nói là đệ tử chân truyền của ngài.
1. Ðức Cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Ðiền trước 1975
Ðức Cố TGM Ðiền, sinh năm 1921, nguyên là một Linh mục xuất sắc về đạo đức và trí thức của Giáo phận Sài Gòn. Ngài làm giáo sư Tiểu chủng viện, rồi làm Giám đốc Tiểu chủng viện Giáo phận Sài Gòn. Ngài nói và viết tiếng Pháp gần như một nhà trí thức Pháp. Ngài đã trở nên một trong những thành viên đầu tiên của Dòng Tiểu Ðệ Phúc Âm theo tinh thần của Cha Charles de Foucauld do Cha René Voillaume thành lập. Từ đó, Ngài đạp xích lô để mưu sinh và gần gũi với giới lao động. Năm 1960, Ngài được chọn làm Giám mục Cần Thơ. Năm 1964, Ngài được chọn làm Giám quản Tông tòa Tổng Giáo phận Huế. Ít lâu sau Ngài chính thức làm Tổng Giám mục Huế.

Trung Quốc thụt lùi về thập niên 50 khi tấn phong giám mục bất hợp thức


 
Trung Quốc thụt lùi về thập niên 50 khi tấn phong giám mục bất hợp thức
Rôma (CNA/EWTN News) .- Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy, Thư ký Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho hay việc tấn phong thêm một giám mục Trung Quốc không có phép của Đức Giáo Hoàng sẽ là một “bước thụt lùi” trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Tòa thánh Vatican.
Vị giáo sĩ sinh tại Hồng Kông cho hay trên tờ báo La Stampa của Ý hôm 12 tháng Bảy: “Chính quyền và các chính trị gia Trung Quốc cho rằng Giáo Hội phải do chính quyền quản lý”.
Bình luận của Đức Tổng Giám Mục Hàn Đại Huy được đưa ra chỉ 2 ngày trước khi cha Giuse Hoàng Bích Chương (Joseph Huang Bingzhang) sẽ được tấn phong giám mục bất hợp thức vào ngày 14/07 để trở thành giám mục của giáo phận Sán Đầu, thuộc phía nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Mười năm nhặt xác ba ngàn hài nhi!

image
Gần 10 năm nay, có một bà cụ đã bước sang tuổi 73 vẫn ngày ngày lặn lội khắp nơi để nhặt những thai nhi bị bỏ rơi đem về chôn cất. Đó là bà Phạm Thị Cường, ngụ xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Bà bộc bạch: “Hãy yêu thương những linh hồn bé nhỏ bị bỏ rơi kể cả khi chúng đã qua đời, bởi những đứa trẻ tội nghiệp ấy đã gánh thay chúng ta những tai họa ở trần gian”.
Không thể kìm lòng
Ở làng quê nghèo ven biển xã Nghĩa Thắng, không ai còn lạ với hình ảnh một người đàn bà đã vào cái tuổi thất thập cổ lai hy ngày ngày âm thầm đi gom nhặt thi hài những đứa trẻ khắp nơi về chôn cất. Trên đường về Nghĩa Thắng, khi hỏi thăm nhà bà Cường, chúng tôi đã được nghe nhiều câu chuyện về bà qua những nông dân ở vùng quê này. Ở nơi đây, mọi người vẫn trìu mến gọi bà là bà Hương’’ hài nhi’’có lẽ một phần cũng do những công việc mà bà đã và đang làm.
Bà là một người hiền lành, phúc hậu. Đã gần 10 năm nay, không quản ngày nắng cháy da cháy thịt hay đêm đông lạnh giá, bà vẫn lặn lội khắp mọi ngả đường của huyện Nghĩa Hưng, đặc biệt là khu vực thị trấn Đông Bình, để nhặt các hài nhi xấu số bị phá bỏ về chôn cất.
Cuộc sống của bà Cường chỉ trông vào gánh bán rau quả và những đồ tạp hóa ở khu chợ Đông Bình. Nơi đây có một số cơ sở nạo phá, hút thai nhi. Mỗi ngày có hàng trăm ca nạo phá thai đã diễn ra, một phần công khai còn chủ yếu là bí mật, cũng đồng nghĩa với việc hàng trăm hài nhi bị vứt bỏ.
Trong câu chuyện với bà Cường, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nghe thấy tiếng thở dài của người phụ nữ đã ở tuổi gần hết cuộc đời về những chuyện lắt léo nhân tình thế thái của cuộc sống. Bà nói như oán trách: “Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhiều người sống càng buông thả hơn. Ngày càng nhiều các cô gái đến các phòng khám ở Đông Bình để phá thai cũng đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều đứa trẻ vô tội phải đi theo những vết kéo oan nghiệt. 

Hôm nay, 29.06 mừng kính 2 thánh tông đồ Phêrô – Phaolô: Hai cuộc đổi đời

 
LTCG (29.06.2011) – Đồng Nai – Hôm nay chúng ta mừng kính thánh Phê-rô và Phao-lô tông đồ. Các ngài là cột trụ của Hội Thánh. Các ngài là những viên đá tảng, đá quý để xây dựng toà nhà Hội thánh vững chắc và toả rạng cho khắp năm châu. Các ngài là cột trụ của niềm tin cho toàn thể Hội thánh. Một niềm tin không gì có thể lay chuyển đến nỗi “ma quỷ cũng không thắng nổi”. Một đức tin can trường đến nỗi dầu có chịu nhiều thiệt thòi, dầu có phải trải qua những gian truân cùng khốn: tù đầy, đói rét hay phải bôn ba rầy đây mau đó, phải vượt qua biết bao phong ba bão tố, các ngài vẫn vui lòng chấp nhận vì được thông phần đau khổ với Thầy Giê-su.
Hai con người này tuy được sự giáo dục khác nhau, và hấp thụ những văn hoá khác nhau, nhưng họ lại đi chung một đường, và cùng chung một lý tưởng. Cuộc đời các ngài đều phải lội ngược dòng để làm lại cuộc đời, để thay đổi cách sống sao cho phù hợp với niềm tin của mình.

TGM Hàn Đại Huy: Cúi đầu khom lưng với chế độ là gây tai tiếng cho Giáo Hội và đẩy đưa các tâm hồn đơn sơ đến chỗ lầm lạc

“Những Giám Mục và linh mục nào thấy mình không làm tròn được nghĩa vụ, không có gan cứng cổ chống lại sức ép của chế độ thì chúng tôi khuyên họ điều này: họ nên xin nghỉ mọi công việc mục vụ và có can đảm trao lại thừa tác vụ của mình.” Đức Tổng Giám Mục Hàn Đại Huy (Hon Tai-Fai – 韓大輝), tổng thư ký Bộ Truyền Giảng Tin Mừng đã tuyên bố “nẩy lửa” như trên trong một cuộc phỏng vấn dành cho cha Bernado Cervellera, Giám Đốc thông tấn xã Công Giáo Asia-News.
Cảnh cáo về nguy cơ sự thoả hiệp với chế độ sẽ đẩy đưa tâm hồn đơn sơ của các tín hữu đến chỗ lầm lạc, Đức Cha Huy nhấn mạnh rằng: “Cúi đầu khom lưng với chế độ là công khai gây tai tiếng cho Giáo Hội và đưa ra một thông điệp sai trái cho các tín hữu. Nó làm lu mờ ký ức anh hùng của các Giám Mục đã có can đảm không chịu khuất phục.”
Cuộc phỏng vấn đã được tiến hành hôm 1/6/2011 trước viễn tượng đen tối của một loạt các cuộc tấn phong bất hợp pháp mà cộng sản Trung quốc dự định tiến hành trong vài ngày tới.
 Từ đây đến lễ Giáng Sinh, Hội Công Giáo Yêu Nước Trung quốc (HCGYN) dự định tấn phong Giám Mục trái phép cho ít nhất là 10 linh mục công khai. Trước mắt, Tòa Thánh đã được các linh mục hầm trú tại thành phố Vũ Hán (Wuhan-武漢) là thủ phủ tỉnh Hồ Bắc (Hubei – 湖北) thuộc giáo phận Hán Khẩu (Hankow – 漢口) báo cho biết là vào ngày 9 tháng Sáu tới đây, cộng sản Trung quốc sẽ tấn phong Giám Mục trái phép cho cha Giuse Thẩm Quốc An (Shen Guoan-沈國安).
Tổng Giám mục Hàn Đại Huy

Đối thoại với Cộng sản: Theo gương Chân phước Gioan Phaolô II

LTCG (21.05.2011) - Hổm rày bận việc đi xa hổng có thời giờ theo dõi tin tức mới biết miền quê Việt nam mình còn nghèo thiệt nghèo và thiếu thốn đủ mọi thông tin, được ít bữa thoải mãi với đời sống nông thôn yên tĩnh nhưng lại mù tịt về thông tin ngay cả trong nước chớ đừng nói tới những thông tin quốc tế chấn động địa cầu như chuyện phong Chân Phước cho Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II. Về tới nhà lập tức tui được một Đứng Bực đáng tôn kính và tràn
đầy uy tín cho biết buổi lễ phong Chân Phước rất long trọng và còn cung cấp cho tui đầy đủ hình ảnh, bài vở, thông tin chi tiết đáng quí, kể cả cuốn sách xấp xỉ ngàn trang “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta”. Tui vùi đầu nghiến ngấu đọc và xem thì thấy quả thật là một buổi lễ hổng những long trọng mà còn tràn đầy ấn tượng sâu sắc, đặc biệt với bài giảng trên cả tuyệt vời của Đức Bênêđíctô XVI, bài giảng này nói lên quá nhiều điều nhứt là về đối thoại khác hẳn với ai đó nói Đức Chân Phước Gioan Phaolo chỉ kêu gọi đối thoại và đừng sợ đối thoại với những lý luận quanh co bao biện mà thâm ý nhằm biện minh cho thái độ cũng quanh co và bao biện như lý luận. Bài giảng của Đức Bênêđíctô XVI nói thẳng thắn về lập trường của Đức Chân Phước Gioan Phaolo II làm cho Hai Lúa sáng thêm nhiều về thái độ đối thoại của Vị Giáo Hoàng Vĩ Đại nầy. Ai cũng phải công nhận Đức Chân Phước Gioan Phaolo II là người đối thoại, nhưng hổng như ai đó, Ngài đối thoại trước tiên bằng nói lên những khác biệt chánh yếu dựa trên nền tảng lý thuyết.
NÓI LÊN NHỮNG KHÁC BIỆT CHÁNH YẾU VỀ LÝ THUYẾT
Khác với những người “đối thoại bằng mọi giá” luôn né tránh sự thực, nói những lời bùi tai mà rỗng tuếch, đưa ra những tương tự hời hợt bên ngoài giữa Công giáo và Cộng sản, Đức Chân Phước đối thoại bằng đầu tiên nêu lên những khác biệt thực sự và cơ bản giữa Công giáo và Cộng sản. Đức Bênêđíctô XVI, cộng sự viên thân tín của Đức Chân Phước trong 23 năm hiểu rõ tất cả tư tưởng và hành động của Ngài đã nêu bật điều đó trong bài giảng lễ Phong Chân Phước ngày 01-05-2011:

Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt: Tôi là người công giáo loại nào?

Trong một buổi nói chuyện với Doanh nhân – Trí thức công giáo tại Đan viện Châu Sơn, TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã nói: Cần phải xác định Tôi là ai, tôi đến đây để làm gì?
Ngài cũng giải thích về hiện tượng những người mang danh Công giáo trong xã hội ngày hôm nay. Ngài nói:“Trong danh xưng Công giáo ngày nay, cũng có nhiều cái hàm hồ, có những người có tên gọi Công giáo, nhưng không làm gì chứng tỏ mình là người công giáo. Chẳng hạn chúng ta thấy trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần trước, ông John Kerry là người Công giáo ra tranh cử, nhưng không được người công giáo bỏ phiếu cho vì ông ủng hộ phá thai. Như vậy, ông chỉ có cái danh công giáo thôi chứ còn giáo lý công giáo ông không thực hành, và ông thất cử.
…Chẳng hạn như là Ủy Ban đoàn kết Công giáo. Ủy ban ĐKCG cũng có người công giáo, có người bỏ đạo lâu rồi, thậm chí có những người không công giáo… Ủy ban đó chỉ có nhãn hiệu Công giáo, vì nền tảng của nó không phải là tổ chức của Giáo hội, không phải do Giáo quyền lập ra, nên cái công giáo đó cũng chỉ là nhãn hiệu.
TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
Có những người tự xưng là công giáo, nhưng trong việc làm thì mình không phải là người công giáo. Thậm chí, có những người không có công giáo nhưng chỉ dán nhãn hiệu là cái mác công giáo vào thôi. Anh chị em thấy người Trung Quốc họ giỏi lắm, lên chợ Lạng Sơn thấy ảnh Chúa, ảnh Mẹ đầy tràn cả, cái nào có tiền là các anh ấy làm. Nhưng họ không có đạo, ở Trung Quốc người công giáo rất ít, nhưng Tràng hạt, Chúa, Mẹ… anh ta làm hết, miễn có tiền… Đấy là những nhãn hiệu công giáo, nhưng thực chất không phải là công giáo. 

TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Thắp nén hương cho các chủ chăn Lạng Sơn

Nhưng nhờ những khó khăn của các vị tiền bối chịu đựng mà giờ đây giáo phận Lạng sơn được nhiều ơn lành của Chúa. Lạng sơn đang được hưởng mùa gặt vui mừng đã được gieo trong đau thương của các bậc tiền bối. Hôm nay một chút tưởng nhớ về các ngài như nén hương lòng xin các ngài tiếp tục chuyển cầu cho Lạng sơn để Chúa, qua những gian lao các ngài đã gánh chịu, đổ tràn ơn lành xuống giáo phận truyền giáo ở địa đầu đất nước này.
Trong tháng Năm Lạng sơn có nhiều lễ giỗ của các bậc tiền bối: Mồng 2 giỗ Đức Cha Jacq Mỹ, mồng 4 giỗ Đức Cha Hedde Minh, 18 giỗ bà cụ Mến, 27 giỗ Đức Ông Cothonay Chiểu và 30 giỗ cha già Quỳnh. Đặc biệt năm nay lễ giỗ 10 năm của Đức cha Jacq Mỹ và 51 năm của Đức Cha Hedde Minh, tôi thấy xúc động vì hoàn cảnh của các ngài và những kỷ niệm tôi có với các ngài.
Đức Cha Jacq Mỹ
Đức cha Hedde Minh là giám mục Đại diện Tông tòa tiên khởi của Giáo phận Đại diện Tông tòa Lạng sơn. Trước đó ngài đã là Đức Ông của Phủ doãn Tông tòa Lạng sơn, kế vị Đức Ông Cothonay Chiểu và Đức Ông Maillet Bính. Thời gian ngài coi sóc Lạng sơn là thời gian có nhiều biến động với nhiều cuộc chiến tranh: chiến tranh với Nhật, với Pháp, với Mỹ và cuộc di cư đã làm Giáo phận vốn mỏng manh lại thêm èo uột.
Sống trong cảnh bấp bênh thời chiến, ngài đã cẩn thận lựa chọn Đức Cha Phó Jacq Mỹ để phụ giúp ngài điều hành một giáo phận tuy ít người nhưng lại trải trên một địa bàn vừa rộng lớn, vừa hiểm trở và khó tiếp cận đặc biệt trong thời chiến tranh. Nhưng hoàn cảnh éo le đã khiến ngài cuối cùng phải một mình gồng gánh trách nhiệm trên đôi vai già yếu và bệnh tật.

Một chứng tá nổi bật về Chân Phúc Gioan Phaolô II


LTCG (07.05.2011) – Theo Phát Ngôn Viên Tòa Thánh, Linh Mục Federico Lombardi, không nhân chứng nào nổi bật hơn Đức Bênêđíctô XVI khi lên tiếng về Chân Phúc Gioan Phaolô II. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên trong lịch sự hiện đại đã tôn phong vị tiền nhiệm của mình lên hàng chân phúc, và trong hơn hai thập niên, từng là một trong những cộng tác viên thân cận nhất của vị này.
Để chứng minh cho nhận định của mình, Cha Lombardi nhắc lại cuộc phỏng vấn truyền hình tại Ba Lan vào tháng 10 năm 2005, trong đó, Đức Bênêđíctô XVI cho rằng Đức Gioan Phaolô II đã tạo ra một mẫn cảm mới đối với các giá trị luân lý cũng như đối với tầm quan trọng của tôn giáo trên thế giới. Chính vì thế, bất chấp các dị biệt cố hữu và việc họ không thừa nhận vai trò của người kế vị Thánh Phêrô, mọi Kitô hữu đều nhìn nhận ngài là phát ngôn viên của Kitô Giáo, và là phát ngôn viên của các giá trị vĩ đại của nhân loại đối với những người không phải là Kitô Hữu. Ngài còn biết cách làm cho người trẻ hứng khởi đối với Chúa Kitô, đối với Giáo Hội và các giá trị khó nắm giữ. Chính nhân cách và sự lôi cuốn của ngài đã động viên được giới trẻ thế giới dám dấn thân vào chính nghĩa Thiên Chúa và tình yêu Chúa Kitô.
Đức Bênêđíctô XVI cũng cho rằng sứ mệnh của ngài là tiếp nối di sản của vị tiền nhiệm: không ban hành nhiều văn kiện mới, mà là làm sao để các văn kiện của vị tiền nhiệm được thẩm thấu vì đó là một kho tàng phong phú. Các văn kiện này là những bản giải thích Công Đồng Vatican II hoàn toàn chân thực. Đức Gioan Phaolô II là người của Vatican II. Ngài nội tâm hóa tinh thần và lời nói của Công Đồng này. Qua các trước tác, ngài cho ta thấy rõ Công Đồng muốn gì và không muốn gì. Điều này giúp ta trở thành Giáo Hội của thời ta và của tương lai. Đức Bênêđíctô thực thi “di sản” này ngay từ những ngày đầu triều đại giáo hoàng của mình, không coi nó chỉ như những dấu mốc, mà thực sự như những linh hứng thiêng liêng mạnh mẽ, phát xuất từ chứng tá, cuộc đời và sự hiện diện thiêng liêng liên tục của ngài trên đường tiến bước của Dân Chúa.

Đức Gioan Phaolô II, trong mắt ai


LTCG (01.05.2011) – Đa Minh Việt Nam – Khi đề cập đến các nhà tư tưởng, các nhà chính trị hay các vị lãnh đạo tinh thần, người ta thường có khuynh hướng đóng khung, xếp loại vào các nhãn hiệu có sẵn như: cấp tiến–bảo thủ, tiến bộ–phản động, khuynh tả–khuynh hữu, trung dung, trung lập, ba phải… Ở vào thập niên 60 và 70 của thế kỷ XX, trong lòng Giáo hội Công giáo cũng có rất nhiều căng thẳng và những cuộc tranh luận gay gắt giữa các nhóm khuynh tả hay khuynh hữu, theo tinh thần Công đồng Vatican II hay tiền Công đồng.
Đức Gioan Phaolô II là con của thời đại và hơn nữa con của dân tộc Ba Lan, nên dĩ nhiên cũng mang dấu ấn của thời đại và dân tộc ngài. Tuy nhiên, không thể liệt ngài vào phe tả hay phe hữu, cấp tiến hay bảo thủ. Ngài không theo chủ nghĩa dân tộc khép kín, nhưng nơi ngài dấu ấn Ba Lan hiện rất rõ nét. Ngài không phải là một người khư khư bám lấy quá khứ do một tinh thần phản động, nhưng rất trân trọng truyền thống và không muốn thay đổi quá nhanh. Tuy nhiên, cũng không thể liệt ngài vào thành phần trung lập, dĩ hoà vi quý, vì nhiều trường hợp ngài đã can đảm lấy những quyết định triệt để và đưa ra những định hướng táo bạo. Nếu phải xếp loại, chúng ta có thể nói Gioan Phaolô II vừa cấp tiến vừa bảo thủ, vừa tả khuynh vừa hữu khuynh… tuỳ theo vấn đề, và nhất là tuỳ theo vấn đề được nhìn trong mắt ai[1].
1. Trong mắt công chúng: một Giáo Hoàng đầy ấn tượng
Đức Gioan Phaolô II là một người có lập trường và cá tính mạnh. Khi xuất hiện trước công chúng, ngài có vẻ bình thản và an nhiên tự tại của một diễn viên đã thuộc vai của mình. Khác hẳn sự kín đáo dè dặt, đượm đôi chút bi quan của Đức Phaolô VI và vẻ nhút nhát tươi cười e ấp của Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô II nhấn mạnh đến nhu cầu đối thoại trên mọi phạm vi và chủ trương tái chinh phục thế giới. Nhiều bài diễn văn và bài giảng của ngài gây ấn tượng như những mệnh lệnh và những lời hiệu triệu thúc đẩy người Công giáo lên đường để “tân Phúc âm hoá” thế giới. Hầu như ngài không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để tranh đấu cho nhân quyền, nhân phẩm, tự do và hoà bình thế giới.

RFI: Tinh thần «chí nhân thay cường bạo» của Chân phước Gioan Phao Lồ II

Năm năm sau ngày từ giã cõi đời, Cố Giáo hoàng Gioan Phao Lồ đệ nhị được phong Á thánh vào ngày chủ nhật 1/5/11 sắp tới. Với tinh thần khoan hòa, với lời nói có sức thu hút người đối thoại và quần chúng, lãnh đạo Giáo hội Công giáo từ năm 1978 đến năm 2005 đã ghi dấu thế kỷ 20 với công lao làm sụp đổ chế độ cộng sản vào cuối thập niên 1980, xóa tan chiến tranh lạnh bao trùm thế giới suốt nửa thế kỷ.
Vào lúc tín đồ Công giáo trên thế giới đón chờ ngày phong Chân phước cho vị Giáo hoàng mà họ hằng yêu kính, các hãng thông tấn quốc tế nhấn mạnh đến vai trò của then chốt của nhân vật lịch sử người Ba Lan mà hầu như ai cũng công nhận công đầu trong việc xóa bỏ chiến tranh lạnh, hệ quả của bức màn sắt do chế độ Stalin dựng lên chia cắt con người tại châu Âu.
AFP nhắc lại, từ thời thơ ấu cho đến khi lãnh đạo Tòa thánh La Mã, cuộc đời của linh mục Karol Wojtila, người Ba Lan đầu tiên được bầu làm Giáo hoàng của Giáo hội Hoàn vũ, đã kinh qua nhiều biến động của lịch sử. Ngài đã vượt qua Thế chiến thứ hai, thành công trong việc đương đầu với hai chế độ độc tài tàn bạo nhất thế giới là Đức Quốc Xã và Cộng Sản . Ngài góp phần vào cuộc tranh đấu cam go của Công đoàn Đoàn Kết của Ba Lan, dẫn đến sự sụp đổ của bức tường Berlin mang lại tự do cho Đông Âu.
Nhưng cả hai chủ thuyết cộng sản man rợ và tư bản rừng rú đều bị Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ đệ Nhị lúc sinh thời xem là kẻ thù của loài người.

Gioan Phaolô II: Vị Giáo Hoàng chiêm niệm

 
LTCG (01.05.2011) – Con đường đời sống của đức cố thánh cha Gioan Phaolô đệ nhị, tuy có những quãng chông gai khó khăn, có thể nói là con đường thăng tiến đi lên từ những chức vị trong Giáo Hội, đến vinh quang giữa trần thế.
Nhưng không vì thế mà ngài quên mình là người hiến thân trọn vẹn cho Chúa, cho Giáo Hội của Chúa. Chính vì thế ngài không sống theo chiều kích cao sang bề nổi mặt tiền. Trái lại, ngài tìm con đường thánh ý Chúa qua đời sống chiêm niệm trước mặt Chúa trong cầu nguyện và trong suy niệm.
1. Con người suy tư
Đức Thánh Cha Benedictô thứ 16. trong cuộc phỏng vấn ngày 16.10.2005 trên đài truyền hình Balan đã nói về nếp sống chiêm niệm của vị tiền nhiệm của mình: „ …Khi tận mắt nhìn thấy ngài cầu nguyện, tôi cảm nhận ra đó là một người của Chúa. Một người sống kết hợp mật thiết với Chúa, hơn thế nữa đó là người sống trong Chúa. Đó là điều căn bản sự cảm nhận của tôi. Những lần gặp gỡ nói chuyện với ngài, tôi đều cảm nhận được tâm tình cởi mở tràn đầy tình người tuôn trào từ tâm hồn trái tim của ngài. Trong những cuộc gặp gỡ trước Họp Mật Nghị bầu đức Giáo Hoàng mới với các vị Hồng Y, ngài đã nhiều lần phát biểu nói lên tâm tư suy nghĩ của mình. Và qua đó tôi đã có cơ hội lắng nghe một người có trí óc suy nghĩ sâu sắc cùng nhìn xa trông rộng.“
2. Đời sống đạo đức chiệm niệm
Ký gỉa Yuliya Tkachova hỏi Ông Hesemann về gương mẫu đời sống đức tin của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị qua những lần Ông được diện kiến ngài. Ông nói lên tâm tư của mình:
„ Ngài là một người của đời sống cầu nguyện. Khi cầu nguyện ngài chìm sâu trong chiêm niệm, ngài rất có lòng sùng kính Phép Thánh Thể và lòng sùng kính mộ mến Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa. Đó là cung cách sống lòng đạo đức căn bản phổ thông bình dân. Và qua đó, cung cách sống lòng đạo đức phổ thông được phục hồi công nhận nâng cao trên toàn thế giới, chứ không phải như nhóm phái thần học tân thời cấp tiến coi thường cung cách sống này.
Ngài đã tái khám phá ra mầu nhiệm Kinh mân côi, và đã lập thêm mầu nhiệm Năm Sự Sáng chặng đường đời sống Chúa Giêsu cho việc lần chuỗi mầu nhiệm kinh mân côi đã có sẵn ba mầu nhiệm Vui, Thương mừng về cuộc đời Chúa Giêsu.

“Surgite eamus! – Đứng dậy ta đi nào!“ (Mc 14,42)


LTCG (01.05.2011) – Tin Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị được phong Chân Phước ngày 01.05.2011 không gây ngạc nhiên cho mọi người. Nhưng là sứ điệp niềm vui mừng hân hoan cho người tín hữu Công giáo trong toàn thể Giáo hội.
Việc nâng Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị lên hàng Á Thánh ( Beatitus – Selig – Chân Phước) tôn kính trên bàn thờ không chỉ là công nhận đời sống anh hùng thánh đức của ngài xưa kia trên trần gian. Nhưng còn phù hợp với nguyện vọng mong ước của mọi người tín hữu Công giáo: “Santo subito – Xin phong Thánh ngay cho đức thánh cha của chúng ta!”, mà họ đã viết trên biểu ngữ cùng nói vang lên trong thánh lễ an táng ngài, ngày 08.05.2005 ở công trường Thánh Pherô.
Đưa tên tuổi Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị vào danh sách các Thánh trong Giáo Hội Chúa ở trần gian không nhằm vinh danh cá nhân ngài, vì những việc vĩ đại ngài đã làm theo tầm nhìn của con người. Nhưng trước hết và sau hết tôn vinh công trình tạo dựng của Chúa đã thực hiện qua đời sống của vị Giáo hoàng vĩ đại.
Hòa lẫn trong tâm tình đó, xin cùng hát lời kinh Te Deum laudamus tạ ơn Thiên Chúa, và hướng nhìn về vị Á Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô với lòng thành kính ngưỡng mộ.
1. Habemus papam!
Dịp mừng kỷ niệm 25 năm làm Giáo hoàng 1978- 2003, đức thánh cha Gioan Phaolô đệ nhị đã viết lại kỷ niệm về những chặng đường ơn Kêu Gọi của ngài từ khi là Linh mục ở Balan Tổng giáo phận Krakau đến khi trở thành Giáo Hoàng thứ 264. trong Giáo Hội. Tập ký sự này lấy tựa đề theo lời của Chúa trong Phúc âm theo Thánh Marco chương 14, câu 42: Surgite eamus – Đứng dậy ta đi nào!

Đức Gioan Phaolô 2: Giáo Hoàng Của Kỷ Lục Và Kỷ Lục Của Giáo Hoàng


Những ngày gần đây, giới truyền thông báo chí đăng tải nhiều về Đức Gioan Phaolô 2. Ngài là vị Giáo Hoàng của thế kỷ 20; và là vị Giáo Hoàng của sách kỷ lục Guiness. Các kỷ lục của Đức Gioan Phaolô 2 rải đều suốt hành trình 26 năm, hành trình của lòng tin tưởng và sự thương xót.
Dưới đây là một số niên biểu quan trọng trong triều đại của vị Giáo Hoàng đầy kỷ lục này. Mỗi niên biểu cho thấy những sự kiện tương tự ít diễn ra với phần đông các Giáo Hoàng trước đó. Tài liệu do AFP sưu khảo và đăng tải trên điện báo MSN hôm 3.4.2005. Bản chuyển ngữ của MaiTá.
1978
16 tháng 10: Hồng Y Karol Wojtyla của Ba Lan được bầu làm Giáo Hoàng thứ 263 đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Rô-ma. Vị tân Giáo Hoàng tự đặt tên cho mình là Gioan Phaolô 2, tiếp tục ngôi vị của người tiền nhiệm là Đức Gioan Phaolô 1 chỉ tại vị có 33 ngày.
1979
25 tháng Giêng: Đức Gioan Phaolô 2 thực hiện chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài (trong tổng số 104 lần) với cương vị Giáo Hoàng. Trong chuyến đi này, ngài ghé Cộng Hòa Dominique và Mexico.
14 tháng 3: Tông Hiến đầu tay mang đề tựa Redemptor hominis bàn về nhân phẩm con người.
2-6: Lần đầu về thăm quê hương Ba Lan sau ngày nhậm chức Giáo Hoàng. Trong chuyến viếng thăm quê nhà lần này, ngài khuyên đồng bào: “Đừng sợ !”
7 tháng sáu: Về thăm quê hương lần đầu, ngài cũng ghé trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc Xã. Trại này nằm sát quê làng Krakow, nơi ngài sinh trưởng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét