Chào mừng bạn đến với ngovanhung93.blogspot.com!

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Tiên tri về các Đức Giáo Hoàng cuối cùng

TIÊN TRI VỀ CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG CUỐI CÙNG


Lời ngỏ: Nhân việc Giáo hội đang bầu một vị Giáo hoàng mới, MLCN giới thiệu bài dịch về lời tiên tri của thánh Malachi về các Đức Giáo Hoàng thời cuối. Bài này không có ý gây lo sợ, bởi vì những người tin vào Kitô thì không có gì phải sợ và chính Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã nhất mạnh: "Đừng sợ!". Vì lời tiên tri là của một Giám mục đã được Giáo hội phong thánh, vì thế MLCN phổ biến để quý vị hiểu biết thêm, mỗi người hãy cầu nguyện để xin Thiên Chúa soi sáng khi phân định lời tiên tri này.
-----------------------------------------------------------------------

Thánh Malachi sinh năm 1094 với tên gọi O'Margair trong một gia đình quý phái ở thành phố Armagh, Bắc Ái Nhĩ Lan. Ngài được rửa tội với tên gọi Maelmhaedhoc. Tên Maelmhaedhoc được La-tinh ngữ hóa và ngài được biết đến với tên gọi là Malachy. Sau một thời gian dài học hành, ngài quyết định thay vì sẽ làm công việc giống như cha ngài đang làm, ngài có ước muốn trở thành một linh mục Công giáo.
Ngài được thụ phong vào năm 1119 ở tuổi 25. Ngài tiếp tục theo học thần học ở Lismore. Năm 1127, ngài trở thành cha giải tội cho Cormac MacCarthy, hoàng tử của Desmond, người sau này trở thành Vua của Ái Nhĩ Lan. Ngài được phong làm Tổng Giám mục Armagh vào năm 1132. Thánh Malachi qua đời trong lúc hành hương Rôma lần thứ hai vào năm 1148. Ngài được Đức Thánh Cha Clemente III phong thánh vào ngày 6/7/1199. Điều kỳ diệu trong những lời tiên tri của Thánh Malachi là việc tiên đoán về ngày và giờ chết của chính ngài, và đã xảy ra đúng như thế.
Thánh Malachi có ơn chữa lành giúp người bệnh tật. Ngoài ra, ngài còn có ơn bay bổng và ơn tiên tri thấu thị. Nhiều phép lạ đã xảy ra liên quan tới những mục vụ của Ngài. Ngài còn được ban cho ơn tiên tri, mà một trong nhưng lời tiên tri quan trọng nhất ngài nhận được trong một thị kiến ở Rôma vào năm 1139 liên quan đến những Vị Giáo Hoàng từ thời của ngài cho tới ngày tận cùng của thời gian - từ Đức Giáo Hoàng Celestine II cho tới thời tận cùng của thế giới. Ngài đã làm thơ để mô tả mỗi một Đức Giáo Hoàng, và đã trao bản viết tay cho Đức Giáo Hoàng Innocent II, và kể từ đó lời tiên tri của Ngài không được nhắc tới cho mãi đến năm 1590, thì được in ra sách, và đã trở thành điểm tranh luận nóng bỏng về tính chất nguyên thuỷ và chính xác của lời tiên tri. Theo như lời tiên tri của Thánh Malachi, thì chỉ còn 2 Đức Giáo Hoàng nữa sau Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thì tới tận cùng của thời gian, mà Đức Giáo Hoàng cuối cùng sẽ mang danh hiệu "Thánh Phêrô người Rôma".
Thánh Malachi viết những lời tiên tri về các Đức Giáo Hoàng với những danh hiệu có liên quan tới tên gọi nơi gia đình, nơi sinh, huy hiệu hay văn phòng đang nắm giữ trước khi được bầu lên Giáo hoàng. Một số đoạn viết là những lời tiên tri đa dạng được viết rất tài tình bởi lối dùng chữ. Thí dụ như, Đức Giáo hoàng Piô III làm Giáo Hoàng trong vòng 26 ngày vào năm 1503, được Thánh Malachi mô tả là "từ một người đàn ông nhỏ". Tên gia đình của ngài là Piccolomini, tiếng Ý nghĩa là "người đàn ông nhỏ". Thỉnh thoảng, quá khứ cá nhân của Đức Giáo Hoàng là một phần của biệt hiệu được viết bởi Thánh Malachi. Đức Giáo Hoàng Clement XIII (1758-1769) là người có những liên hệ với chính quyền Ý ở Umbria và có huy hiệu là một bông hoa hồng, đã được Thánh Malachi mô tả với biệt hiệu là "Hoa hồng của Umbria".
Thời gian qua đi đã chứng tỏ cho những người nghi ngờ về lời tiên tri của Thánh Malachi, vì những lời tiên tri của ngài đã thực sự chính xác đến độ làm gây ngạc nhiên. Có tất cả 112 vị Giáo hoàng với những chân tính được liệt kê kể từ Đức Giáo Hoàng Celestine II năm 1143 cho tới thời tận cùng của thế giới.

10 GIÁO HOÀNG SAU CÙNG
1. Đức Giáo Hoàng Piô X 1903-1914, biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Lửa cháy bừng", tên thật là Giuseppe Melchiarre Sarto. Trong thời gian ngài làm Giáo hoàng, lục điạ Âu châu bùng cháy cuộc chiến tranh như đám lửa cháy lan từ quốc gia này tới quốc gia khác cho mãi tới năm 1914, chiến tranh đã bao phủ toàn bộ lục điạ Âu châu.
2. Đức Giáo Hoàng Benedict XV (1914-1922) biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Tôn Giáo Tiêu Tàn", tên thật là Giacomo Della Chiesa. Đức Giáo Hoàng Benedict XV được biết đến là Đức Giáo Hoàng của chiến tranh, vì lửa chiến tranh bất hòa làn tràn khắp ra thế giới. Ngài đã chứng kiến chủ nghĩa cộng sản đi vào Liên Bang Sô Viết khiến đời sống tôn giáo bị tiêu huỷ, chiến tranh thế giới thứ nhất gây thương vong cho hàng triệu người Kitô giáo như trong cuộc tàn sát ở cánh đồng Flanders và ở nhiều nơi khác.
3. Đức Giáo Hoàng Piô XI (1922-1939), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Đức tin sắt son", tên thật là Achilee Ratti. Là vị Giáo hoàng chứng kiến thế giới chuẩn bị cho một hậu quả của một cuộc chiến để chấm dứt các cuộc chiến. Ngài chứng kiến phong trào phá thai ở Âu châu ra đời, và sự phát triển của chủ nghĩa vô thần được giảng dạy cho các giới trẻ trong các trường đại học và đầu độc để loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi đầu óc những người công dân của một trật tự thế giới mới.
4. Đức Giáo Hoàng Piô XII (1939-1958), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Mục tử thiên thần", tên thật là Eugento Pacelli. Ngài đã dành thời giờ trong thời gian đầu làm giáo hoàng trong lãnh vực ngoại giao của tòa thánh Vatican. Ngài là sự chọn lựa tự nhiên theo sau Đức Giáo hoàng Piô XI vì không có vị lãnh đạo giáo hội nào có đủ kinh nghiệm điều hành giáo hội, và với các lãnh đạo quốc gia trong cuộc xung đột thế giới.
5. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII (1958-1963), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Chủ chăn và thuỷ thủ", tên thật là Angelo Giuseppe Roncalli. Đức Gioan 23 là tổng Giám Mục Areoplis của Palestine trong khoảng thời gian khai sinh quốc gia Dothái, năm 1953 Đức Giáo Hoàng Piô XII phong ngài làm Hồng Y của Venice. Ngài được xem là vị Giáo hoàng được yêu mến nhất trong các Đức Giáo Hoàng cận đại. Những sử học gia tin rằng ngài được Thánh Malachi tiên tri là thuỷ thủ vì thành phố Venice là một thành phố nước. Thế nhưng cũng có thể khi ngài là tổng Giám mục của Palestine, ngài được coi là một "thuỷ thủ rao giảng" bởi vì miền đất của dân ngoại và Hồi giáo có liên quan trong lời tiên tri là "biển cả".
6. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI (1963-1978), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Hoa của các loài Hoa" tên thật là Giovanni Battista Montini, Ngài làm Giáo hoàng trong thời gian 15 năm. Danh hiệu của ngài là là ba bông hoa Iris.
7. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I (1978-1978 - 33 ngày), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "trăng bán nguyệt", tên thật là Albino Buciani, là vị Giáo hoàng chăn dắt Giáo hội trong thời gian ngắn nhất là 33 ngày. Khi ngài được bầu Giáo hoàng ngày 26/8/1978, là thời gian có trăng hình bán nguyệt. Trong thời gian ngài làm Giáo hoàng, sự nổi dậy của các nhóm Hồi giáo quá khích chống lại thế giới dân ngoại bùng nổ. Tổ chức OPEC dầu hỏa ra đời, và các quốc gia Ảrập dùng vũ khí dầu hỏa của họ để chống lại các quốc gia kỹ nghệ. Dấu hiệu của Hồi giáo là hình "trăng bán nguyệt".
8. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1978-2005), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Nhật thực" hay cũng còn có nghĩa là "Mặt trời lam lũ". Ngài là hoàng tử người Balan của Giáo hội Công giáo. Ngài là vị Giáo hoàng đã có công trong việc làm cho chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Trong suốt 25 năm làm Giáo hoàng, ngài đã tông du nước ngoài trên 100 lần và cái chết lịch sử của Ngài đã lôi kéo trên 3 triệu người tham dự tang lễ. Ngày ngài sinh ra ngày 18/5/1920 vào buổi sáng có hiện tượng nhật thực trên toàn cõi Âu châu, và ngày ngài qua đời cũng có nhật thực bán phần trên vùng trời Bắc Mỹ.
9. Đức Giáo Hoàng kế Đức Giáo Hoàng chót, biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Ô-liu rực rỡ". Điều kỳ diệu là Chúa Giêsu nói lời tiên tri về thời tận cùng cũng trên núi Olive. Vị Giáo hoàng này chăn dắt Giáo hội trong thời kỳ khởi đầu sự bách hại mà Chúa Giêsu đã nói đến trong Kinh thánh. Vị Giáo hoàng này sẽ có liên quan tới cây/cành Ô-liu vẫn được xem là dấu chỉ của hòa bình, hay cũng có thể liên quan tới cây, trái ô-liu. Dòng thánh Benedict nói rằng vị Giáo hoàng này đến từ nhà dòng của họ, vì dòng còn được biết như là "những người của hòa bình". Thánh Benedict đã nói tiên tri rằng trước ngày tận cùng của trật tự thế giới, nhà dòng của ngài sẽ chiến thắng dẫn dắt Giáo hội chống lại sự dữ.

10. Đức Giáo Hoàng thứ 112 cuối cùng, biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Phêrô người Rôma". Lời tiên tri viết về vị Giáo hoàng thứ 112 này: "trong thời kỳ bách hại sau cùng của Giáo hội La mã, Phêrô thành Rôma sẽ lên ngôi, người sẽ chăn dắt đoàn chiên giữa những cơn bách hại; sau khi một thành phố trên 7 đồi (Rôma) bị phá huỷ và một vị Quan Án kinh hoàng sẽ xét sử muôn dân".
Trở ngại với những lời tiên tri được liệt kê trong sách Những Lời tiên tri của Thánh Malachi xuất bản bởi Thomas A. Nelson, một nhà sách xuất bản Công giáo thì bản nguyên thuỷ của Thánh Malachi chỉ có 111 Đức Giáo Hoàng, chứ không phải là 112 như trong bản màu nâu xuất bản sau này. Trong khoảng giữa ấn bản thứ nhất và ấn bản sau này thì vị Giáo hoàng 112 là Phêrô Thành Rôma được thêm vào trong lời tiên tri của Thánh Malachi.

Điềm Thời Đại: Đức Bênêdictô XVI, Vị Giáo Hoàng áp cuối của thời sau hết theo lời tiên tri của thánh Malachy, hay mở đầu một thời được chúc phúc?

BY: LM. TRẦN CAO TƯỜNG

Đức Bênêdictô XVI
Vị Giáo Hoàng áp cuối của thời sau hết theo lời tiên tri của thánh Malachy,
hay mở đầu một thời được chúc phúc? Sắp đến ngày tận thế, thời bị nguyền rủa hay khởi đầu một năm hồng ân, một thời ân sủng?
Những ngày sửa soạn bầu giáo hoàng kế vị Đức Gioan Phaolô II, tôi tự nhiên nhớ lại hình như đâu đây có lời tiên tri về các vị giáo hoàng. Thế là tôi đã tìm trong mạng lưới và thấy ngay. Những lời tiên tri này là của thánh Malachy vào năm 1139. Ngài là giám mục giáo phận Armagh bên Ái nhĩ lan. Năm đó ngài có dịp về Roma bái kiến ĐGH Innocentê II. Trong thời gian ở đó, ngài đã thấy một thị kiến về 112 vị giáo hoàng sau đó, liền viết ra và trao cho ĐGH Innocentê II.
Mỗi vị giáo hoàng đều được nói tới qua một câu bằng tiếng La-tinh diễn tả đặc điểm. Những lời tiên tri về các vị giáo hoàng trước đây khá đúng cách này hoặc các khác. Lời tiên tri về ĐGH Gioan Phaolô II là "De Labore Solis" nghĩa là Mặt Trời Lam Lũ. Quả thực cuộc đời của ngài ra đi không ngừng nghỉ cho đến những ngày già cả bệnh tật cuối cùng.
TÊN LÀ BÊNÊĐICTÔ
Buổi tối ngày 18 tháng 4 năm 2005, ngày đầu tiên bầu giáo hoàng mà chưa có kết quả, tôi ngồi đọc những lời tiên tri trong danh sách 112 vị giáo hoàng, thì ĐGH Gioan Phaolô II là thứ 110. Và ĐGH kế vị sẽ là thứ 111, áp cuối cùng trong danh sách.
Đây là vị giáo hoàng áp cuối vào thời sau hết? Câu nói trong lời tiên tri Thánh Malachy về vị giáo hoàng này là "Vinh Quang Ngành Ô-liu" (Gloria Olivae, the Glory of the Olive). Vị Giáo hoàng này chăn dắt Giáo hội trong thời kỳ khởi đầu sự bách hại mà Chúa Giêsu đã nói đến trong Kinh thánh. Vị Giáo hoàng này sẽ có liên quan tới cây/cành Ô-liu vẫn được xem là dấu chỉ của hòa bình. Dòng thánh Bênêdictô nói rằng vị Giáo hoàng này đến từ nhà dòng của họ, vì dòng còn được biết như là "những người của cành ô-liu". (The Benedictine order traditionally said this Pope would come from their order). Thánh Benedictô (Biền Đức) đã nói tiên tri rằng trước ngày tận cùng của trật tự thế giới, nhà dòng của ngài sẽ chiến thắng dẫn dắt Giáo hội chống lại sự dữ.
Đọc xong tôi tự hỏi liệu những lời trên đây sẽ nghiệm tới cỡ nào. Vì trong các hồng y kỳ này có ai là từ dòng Bênêdictô đâu!
Vậy là ngày hôm sau, 19 tháng 4, vào lúc 5:45 chiều giờ Roma (tức lúc 10:45 sáng giờ New Orleans), tôi mở TV thì thấy khói trắng đang bốc ra từ ống khói trên nóc nhà nguyện Sistine. Mọi người đang tuốn vào công trường thánh Phêrô để chứng kiến giây phút lịch sử. Đúng 6:05 thì chuông nhà thờ thánh Phêrô vang lên reo vui. Và giây phút quan trọng đã đến: đúng 6:40 chiều (giờ Roma) thì ĐHY Jorge Medina Estivez tiến ra bao lơn đền thờ thánh Phêrô tuyên bố: "Habemus Papam" nghĩa là "Chúng Ta Đã Có Giáo Hoàng." Nhiều người hồi hộp chờ đợi, nghĩ rằng vị giáo hoàng mới chắc thế nào cũng lấy tên là Gioan Phaolô III để theo bước chân vị mục tử đang quá nổi tiếng.
Lời tuyên bố tiếp: vị giáo hoàng mới là ĐHY Josef Ratzinger, lấy tên là Bênêdictô XVI.
Nghe vậy tôi bèn giật bắn người lên. Sao lần này lời tiên tri lại có thể đúng quá như thế. Chỉ khác là ĐHY Josef Ratzinger không phải là người thuộc dòng Benedictô, nhưng lại lấy tên là Benedictô để nói lên cái tinh thần của thánh Benedictô chăng?
Thế là biết bao nhiêu suy diễn đầy tràn trên các mạng lưới. Rằng sắp đến ngày tận thế! Vì chỉ còn một vị nữa là hết danh sách! Câu nói tiên tri về vị giáo hoàng cuối cùng, tức thứ 112 là "Phêrô thành Rôma." "Trong thời kỳ bách hại sau cùng của Giáo hội Rôma, Phêrô thành Rôma sẽ lên ngôi, người sẽ chăn dắt đoàn chiên giữa những cơn bách hại; sau khi một thành phố trên 7 đồi (Rôma) bị phá huỷ và một vị Quan Án kinh hoàng sẽ xét sử muôn dân."

CHAO ĐẢO HAY RÕ HƯỚNG?
Hình như thiên hạ thích suy diễn về ngày tận thế. Ngay thời trước 1975 ở Việt Nam, lâu lâu dân chúng lại đổ đi mua nến vì sẽ có tối trời ba ngày! Rồi tới thời điểm chuyển sang thiên niên kỷ mới, thiên hạ lại càng nhiều xôn xao.
Danh sách chỉ có 112 không có nghĩa là không còn vị nào nữa. Thánh Malachy chỉ nhìn thấy tới đó thì sao? Mà thời tận cùng là thời kỳ gì? Tận cùng các vị giáo hoàng từ Âu châu? Tận cùng thời giáo hội bị điêu đứng, bị chao đảo, bị tấn công từ nhiều phía? Cứ nhìn vào những "bàn tay lông lá" của những "bạo chúa" truyền thông những năm qua và những ngày vừa qua thì rõ. Muốn dán nhãn hiệu xấu hay tốt, bảo thủ hay cấp tiến là cứ tự tiện khuynh đảo hành xử.
Tại sao đức tân giáo hoàng không lấy tên là Gioan Phaolô III mà lại chọn là Bênêđictô XVI? Điều này có liên hệ gì tới cành ô-liu hay tinh thần thánh Biển Đức và dòng Biển Đức?
Những ngày qua, nhiều người đã tiết lộ là ĐHY Josef Ratzinger mỗi lần tĩnh tâm thường tới nhà dòng Monte Cassino ở gần Roma, là nơi thánh Biển Đức đã lập dòng vào thế kỷ thứ 6. Thánh Biển Đức đã khơi lên trong giáo hội một trào lưu nội tâm là đường hướng tốt nhất để vượt qua những chao đảo. Thế là mọi người đều tìm đọc bài giảng của ĐHY Josef Ratzinger trưởng hồng y đoàn trong ngày khai mạc cơ mật hội (với bản dịch rất hay của Đặng Minh An trong vietcatholic). Và vỡ lẽ ra rằng đây không ngờ mà lại là một bài giảng mang tính chất tiên tri và viễn kiến mở hướng đi cho giáo hội đầy tin tưởng lạc quan trong những ngày sắp tới.
"Chúng ta không thể cứ mãi là những trẻ thơ trong đức tin, trong trạng thái vị thành niên. Cứ mãi là những trẻ thơ trong đức tin nghĩa là gì? Thánh Phaolô trả lời: nghĩa là "bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý.. " (Eph 4:14). Một diễn tả rất thời sự!
Biết bao nhiêu làn gió chủ thuyết mà chúng ta đã biết đến trong những thập niên cuối cùng … Con thuyền nhỏ tư duy của nhiều Kitô hữu đã thường bị đánh bởi những đợt sóng này - trôi giạt từ thái cực này sang thái cực khác: từ Mác Xít tới chủ nghĩa tự do, tới mức chủ nghĩa tự do phóng túng; từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân; từ chủ nghĩa vô thần tới chủ nghĩa duy huyền bí tôn giáo mơ hồ; từ chủ nghĩa vô tín đến chủ nghĩa hỗn tạp và vân vân. Nhiều giáo phái mới được đẻ ra mỗi ngày và xảy ra điều mà Thánh Phaolô đã nói về sự lường gạt con người và sự tinh quái nhắm lôi kéo con người đến chỗ lầm lạc (x Eph 4:14). Có một đức tin rõ ràng, theo kinh Tin Kính của Giáo Hội, lại bị gán cho nhãn hiệu cuồng tín. Trong khi chủ nghĩa tương đối, nghĩa là để chính mình "bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý" dường như lại là cách thức hành xử duy nhất thức thời. Người ta đang thành lập một chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất."

TIN VUI VỚI CÀNH Ô-LIU
(Chúa nhật 5A Mùa Phục sinh)
Vậy là câu trả lời đã khá rõ. Trong những tù mù xáo trộn bị sóng đánh trôi dạt, hãy tìm vào đời sống nội tâm và bầu khí phụng vụ thánh thiêng như tinh thần của thánh Biển Đức. Đây là lời quả quyết của chính ĐHY Ratzinger trong bài giảng trên:
"Trái lại chúng ta có một mẫu mực khác, đó là Con Thiên Chúa, là người thật. Ngài là thước đo của chủ nghĩa nhân bản đích thật. Đức tin "trưởng thành" không phải là một đức tin trôi theo những làn sóng thời thượng hay mốt mới. Đức tin với vóc dáng đầy đủ và trưởng thành là một đức tin ăn rễ sâu xa nơi tình bằng hữu với Chúa Kitô."
Tin Mừng tuần này cũng trả lời như vậy. Trong lúc các môn đệ xôn xao chao đảo không rõ đường hướng nào, thì Chúa nói: "Chính Thầy là con đường, là sự thật, và là sự sống." (Ga 14:6)
Trong lúc thiên hạ bàn tán về một ngày tận thế mơ hồ nào đó, trong lúc nhân loại càng lún sâu vào xô xát giẫy giụa do những xung khắc tham vọng quyền lực hay những bùa phép toàn cầu của "trật tự mới", khiến lòng người chao đảo, tâm hồn tín hữu xôn xao mất hướng đi, ĐGH Biển Đức XVI đang mở hướng đối thoại hòa giải và hóa giải. Mọi người đang chờ đợi một vị lãnh đạo, với cành ô-liu vinh thắng, tiếp tục hô to như ĐGH Gioan Phaolô II: "Đừng Sợ!" Vì chính Chúa là con đường và là người dẫn đường. Dù chỉ với con người dòn mỏng, ĐGH Gioan Phaolô II đã làm thay đổi thế giới và lòng người thời đại. Dù với bàn tay run rẩy của tuổi già bệnh tật, ĐGH Gioan Phaolô II vẫn thu hút cả mấy triệu người trẻ trong mỗi dịp đại hội giới trẻ thế giới. Và ngay dù đã nằm xuống, xác thân bất động, con người với ơn thánh đó đã kéo biết bao triệu người tuốn về Roma trong ngày vỗ cánh bay lên. Đó là sức mạnh của niềm tin và của con tim nhân ái xóa bỏ được mọi làn ranh.
"Ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa." (Gioan 14:12)

TỪ MỘT THỜI BỊ NGUYỀN RỦA TỚI MỘT THỜI ĐƯỢC CHÚC PHÚC
Sắp sửa tận thế hay sửa soạn một thời ân sủng? Bài giảng mang chất tiên tri này đã xướng lên ngay từ đầu: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh này" (Lc 4:21), là "công bố một năm hồng ân của Chúa."
Bênêdictô từ tiếng La-tinh có nghĩa là Được Chúc Phúc, Được Ban Hồng Ân. Ở đây chữ "Lòng Thương Xót Chúa" (Divine Mercy) được nhắc đi nhắc lại. Bởi chính Đức Kitô đã bằng lòng mang lấy "toàn bộ gánh nặng của sự ác, toàn thể quyền năng hủy diệt của nó." Ngài đã trả giá cho những hồng ân đó bằng nhận lấy "ngày báo phục của Thiên Chúa" (Is 61:2)
"Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá"(1 Pet 2:24). Và Thánh Phaolô đã viết cho các tín hữu Galát: "Đức Ki-tô đã chuộc chúng ta cho khỏi bị nguyền rủa vì Lề Luật, khi vì chúng ta chính Người trở nên đồ bị nguyền rủa, vì có lời chép: Đáng nguyền rủa thay mọi kẻ bị treo trên cây gỗ! Như thế là để nhờ Đức Giê-su Ki-tô, các dân ngoại cũng được hưởng phúc lành dành cho ông Áp-ra-ham, và để nhờ đức tin, chúng ta nhận được ơn Thiên Chúa đã hứa tức là Thần Khí." (Gal 3:13).
Như thế, thay vì nhiều người cứ nghĩ tới ngày "bị nguyền rủa," bằng chính những hành động tự hủy của con người như thảm cảnh Nhà Tháp Đôi ở New York hay những vụ ôm bom tự sát để "đóng cửa trần gian," đức tân giáo hoàng mang danh hiệu đầy chất tiên tri "Được Chúc Phúc" đang mở ra một thời hồng ân do Thiên Chúa ban tặng cho nhân loại. Đây lại chẳng phải là một lời tiên tri trong một viễn kiến đầy tin tưởng, hy vọng và tươi sáng hay sao?
Nguồn: Sưu tầm

Các đời Đức Giáo Hoàng

Dưới đây là danh Sách các Ðức Giáo Hoàng (popes) của Giáo Hội Công Giáo qua các triều đại, kể cả các vị ngụy Giáo Hoàng được viết trong dấu ngoặc [...]. Danh sách này được cập nhật hóa năm 1947 dựa theo những tài liệu của Vatican trên căn bản của các nhà học giả nghiên cứu lịch sử giáo hội. Tên họ của những vị Giáo Hoàng sau thời kỳ "Ðại Ly Giáo Tây Phương" (Great Schism 1378-1417), được ghi kèm theo trong dấu ngoặc đơn (...).
Sau Thánh Phêrô đến nay có 265 Đức Giáo Hoàng, đã có ít nhất 156 Giáo hoàng không qua bầu cử của Hội đồng, có 36 giáo hoàng không được công nhận...
Image
  • 1. Th. PETRUS (Phêrô) (? - *64) sinh tại Bethsaida, miền Galilee, Palestine. Ngài nhận quyền lãnh đạo tối cao trong Giáo Hội từ chính Chúa Giêsu Kitô để chuyển giao cho những người kế vị, đã thiết lập luật lệ cho Giáo Hội sơ khai. Ngài bị bắt và xin lãnh án bị đóng đinh vào thập giá lộn ngược đầu năm 64 hay 67.
  • 2. Th. LINUS (67 - 76) sinh tại Volterra, miền Tuscia, Ý và được an táng gần bên Thánh Phêrô. Ngài đã tấn phong 15 giám mục đầu tiên. Ngài cấm phụ nữ không được bước vào thánh đường nếu không đội khăn trùm đầu.
  • 3. Th. CLETUS (76 - *88) người Roma, đã ấn định những quy tắc thánh hiến các giám mục, ban hành các quy tắc về y phục giáo sĩ. Trong vùng Vatican, gần mộ Thánh Phêrô, ngài cho xây một nguyện đường để an táng các vị tử đạo.
  • 4. Th. CLEMENS (88 - *97) người Roma, bị hoàng đế Trajanus kết án lưu đày sang Pontus, bị cột neo quanh cổ và ném xuống biển. Ngài đã phục hồi bí tích Thêm sức theo lễ nghi của Thánh Phêrô. Tiếng “Amen” trong các nghi thức tôn giáo được cho là phát xuất từ triều đại ngài.
Image
  • 5. Th. EVARISTUS (97 - 105) người Hy Lạp. Vì số tín hữu gia tăng, ngài đã phân chia thành các giáo xứ, cắt đặt 7 phó tế đầu tiên trao phó cho các linh mục lớn tuổi, và đây được coi như nguồn gốc của Hồng y đoàn ngày nay.
  • 6. Th. ALEXANDER I (105 - 115) người Roma, môn đệ của Plutarch. Việc sử dụng nước phép trong Giáo Hội, ở tư gia và việc chỉ định bánh thánh phải được làm bằng bánh không men được phát xuất từ triều đại ngài.
  • 7. Th. SIXTUS I (115 - 125) người Roma. Ngài truyền lệnh dùng khăn thánh và chỉ thừa tác viên có chức thánh mới được cầm trực tiếp các đồ thánh.
  • 8. Th. TELESPHORUS (125 - *136) người Hy Lạp. Ngài sáng tác Kinh Vinh Danh và thiết lập Bảy Tuần Mùa Chay trước lễ Phục Sinh. Ngài truyền mỗi linh mục nên cử hành 3 thánh lễ trong đêm Chúa Giáng Sinh. Ngài thêm những kinh nguyện mới vào thánh lễ.
  • 9. Th. HIGINUS (136 - *140) người thành Athens, Hy Lạp. Ngài đã xác định các đặc quyền khác nhau của hàng giáo sĩ và ấn định các cấp bậc trong phẩm trật Giáo Hội; đặt ra tục lệ phải có người đỡ đầu khi lãnh bí tích Rửa tội, để giúp đỡ những người tân tòng; và ấn định tất cả nhà thờ phải được thánh hiến.
  • 10. Th. PIUS I (140 - *155) sinh tại Aquileia, Ý. Giả thuyết cho rằng ngài đã ấn định lễ Chúa Phục Sinh vào Chủ nhật I sau trăng tròn tháng 3 Âm lịch. Những quy tắc của ngài đối với các dự tòng người Do Thái được coi là quan trọng.
  • 11. Th. ANICETUS (155 - *166) sinh tại Syria. Ngài ra chỉ dụ cho hàng giáo sĩ không nên để tóc dài.
  • 12. Th. SOTERUS (166 - *175) sinh tại Fondi, Campania, Ý. Ngài được mô tả là vị giáo hoàng của lòng bác ái. Ngài cấm phụ nữ dâng hương trước mặt cộng đồng tín hữu. Ngài xác định hôn nhân là một bí tích nếu được linh mục cử hành.
  • 13. Th. ELEUTHERIUS (175 - *189) sinh tại Nicopolis, Hy Lạp. Ngài sai Fulgatius và Damian đi truyền giáo ở Anh, huỷ bỏ một số tập tục của người Do Thái liên quan đến đồ ăn sạch và không sạch vẫn còn tồn tại ở một số Kitô hữu.
  • 14. Th. VICTOR (189 - *199) sinh tại châu Phi. Ngài cho phép dùng bất cứ thứ nước nào để rửa tội trong trường hợp khẩn cấp. Điều đáng nhớ là ngài đấu tranh chống lại các giám mục Á Châu và Phi Châu để lễ Phục Sinh được cử hành theo nghi thức Roma, không theo nghi thức Do Thái.
Image
  • 15. Th. ZEPHIRINUS (199 - *217) sinh tại Roma. Ngài truyền các giáo hữu 14 tuổi trở lên phải giữ luật rước lễ Mùa Phục Sinh. Triều đại giáo hoàng của ngài nổi bật với những cuộc tranh luận thần học gay gắt. Ngài ra vạ tuyệt thông cho Tertulianus; đã khởi xướng việc dùng đĩa thánh và chén thánh bằng thuỷ tinh.
  • 16. Th. CALIXTUS (217 - *222) sinh tại Roma. Ngài cho khai quật hang toại đạo nổi tiếng trên đường Via Appia, nơi có nhiều vị tử đạo được an táng. (Th. HIPPOLITUS, 217-235: trước khi chết đã giao hoà với Giáo Hội).
  • 17. Th. URBANUS I (222 - *230) sinh tại Roma. Ngài đã rửa tội cho Thánh Cecilia. Năm 230, sau cuộc tử đạo của Thánh Cecilia ở Trastevere, ngài đã cho xây một nhà thờ làm nơi đặt di hài thánh nữ ngày nay. Ngài đã chấp thuận việc Giáo Hội có quyền sở hữu tài sản.
  • 18. Th. PONTIANUS (21-7-230 - * 28-9-235) sinh tại Roma. Ngài đã truyền hát Thánh Vịnh và đọc Kinh Cáo Mình trước giờ lâm chung và dùng lời chào “Chúa ở cùng anh chị em”. Ngài bị đày và bị kết án khổ sai dưới hầm mỏ ở Sardinia, và chết đau đớn trên một đảo nhỏ ở Tavolara.
  • 19. Th. ANTERUS (21-11-235 - * 3-1-236) sinh tại Magna Grecia, Hy Lạp. Ngài truyền thu thập các hành động và các thánh tích của các vị tử đạo để lưu giữ trong các nhà thờ, ở một chỗ gọi là “Scrinium”.
  • 20. Th. FABIANUS (10-1-236 - * 20-1-250) sinh tại Roma. Trong thời ngài, cuộc xuất hành ra khỏi Roma để trốn tránh sự bách hại của Decius đã làm nảy sinh đời sống tu hành của các ẩn sĩ.
  • 21. Th. CORNELIUS (3-251 - *6-253) sinh tại Roma. Trong triều đại ngài, có cuộc ly giáo đầu tiên do việc bầu chọn giáo hoàng giả Novatianus. Về sau, ông này bị Công đồng Roma ra vạ tuyệt thông. Ngài bị lưu đày tới miền Civitavecchia, và qua đời tại đó, vì không chịu dâng hiến lễ vật cho các thần dân ngoại. (NOVATIANUS, người Roma, 251)
  • 22. Th. LUCIUS I (25-6-253 - *5-3-254) sinh tại Roma. Vốn tính khắc khổ, ngài nghiêm cấm các giáo hữu nam nữ không được chung sống một nhà, nếu không có quan hệ huyết nhục với nhau và cũng chỉ thị các giáo sĩ không nên sống chung một nhà với các nữ phó tế, dù chỉ là cho ở trọ vì lý do bác ái.
  • 23. Th. STEPHANUS I (12-5-254 - *2-8-257) sinh tại Roma. Trong thời ngài, cuộc tranh chấp với những người theo phe ly giáo của giáo hoàng giả Novatianus lại bùng lên. Ngài đã bị chém đầu giữa lúc thi hành nhiệm vụ trên ngai giáo hoàng trong hang toại đạo Thánh Callixtus.
  • 24. Th. SIXTUS II (20-8-257 - *6-8-258) người Hy Lạp. Vốn tính khiêm nhu, ngài đã dàn xếp ổn thoả các cuộc tranh luận dưới thời Đức Cornelius, Lucianus và Stephanus. Ngài đã thực hiện việc di chuyển hài cốt hai Thánh Phêrô và Phaolô.
  • 25. Th. DIONYSIUS (22-7-259 - 26-12-268) sinh tại Turio. Thời đó, quân Man Di đang tiến công vào các cửa ngõ của đế quốc Roma. Ngài được chọn lên kế vị ngôi giáo hoàng một năm, sau khi vị tiền nhiệm qua đời vì các cuộc bách hại. Ngài đã tổ chức lại các giáo xứ ở Roma và đã giành lại tự do cho các Kitô hữu từ tay Gallienus.
  • 26. Th. FELIX I (5-1-269 - 30-12-274) sinh tại Roma. Ngài khẳng định thiên tính và nhân tính của Chúa Giêsu Kitô và giáo lý về hai bản tính trong một ngôi vị. Ngài chịu đau đớn vì cuộc bách hại của Aurelianus. Ngài khởi xướng tập tục chôn táng các vị tử đạo dưới gầm bàn thờ và cử hành thánh lễ trên các mộ đó.
  • 27. Th. EUTYCHIANUS (4-1-275 - *7-12-283) sinh tại Luni, Ý. Ngài truyền dạy thi hài các vị tử đạo nên được bọc liệm trong áo “Dalmatic” tương tự như áo choàng rộng các hoàng đế Roma quen mặc, nay là phẩm phục của các phó tế trong các đại lễ. Ngài đã thiết lập lễ cầu mùa.
  • 28. Th. CAIUS (17-12-283 - *7-12-296) sinh tại Salona, Dalmatia (Ý). Ngài chịu tử đạo dưới tay cậu ruột là hoàng đế Diocletianus. Ngài quy định những ai chịu chức giám mục phải qua các chức giữ cửa, đọc sách, giúp lễ, trừ tà, phụ phó tế, phó tế và linh mục.
  • 29. Th. MARCELLINUS (30-6-296 - *25-10-304) sinh tại Roma. Trong thời ngài, cuộc bách hại của hoàng đế Diocletianus lên tới mức tột đỉnh, chính ông đã ra lệnh phá huỷ các nhà thờ và sách thánh.
Image
  • 30. Th. MARCELLUS I (27-5-308 - *16-1-309) sinh tại Roma. Ngài lên ngôi giáo hoàng sau thời gian trống toà 4 năm. Ngài phải giải quyết khó khăn là tha thứ cho những kẻ bội giáo trong thời kỳ bách hại. Ngài quy định công đồng chỉ được triệu tập khi có lệnh của giáo hoàng.
  • 31. Th. EUSEBIUS (18-4-309 - *17-8-309) sinh tại Cassano (gốc Hy Lạp). Trong thời ngài, các cuộc tranh luận về những kẻ bội giáo lại tiếp tục, đưa Giáo Hội gần đến chỗ chia rẽ. Ngài đã thành công trong việc dung hoà giữa kỷ luật và tha thứ. Ngài chịu tử đạo đau đớn tại Sicili.
  • 32. Th. MILTIADES hay Melchiadus (2-7-311 - 11-1-314) sinh tại châu Phi. Dưới triều đại ngài, hoàng đế Constantinus, sau khi được thị kiến “Cờ hiệu chiến thắng”, đã công bố tha đạo (chiếu chỉ Milan năm 313) cho các tín hữu Kitô giáo. Bánh thánh có từ thời kỳ này. Ngài cho xây dựng Đền thờ Thánh Joannes Lateranus.
  • 33. Th. SYLVESTER I (31-1-314 - 31-12-335) sinh tại Roma. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên đội mũ ba tầng. Ngài chủ toạ Công đồng Chung đầu tiên ở Nicaea năm 325, trong đó Kinh Tin Kính được công bố. Ngài ấn định Chúa Nhật là ngày nghỉ việc dành để tưởng niệm Chúa Phục Sinh. Ngài đã cho đặt mão gai có đinh sắt trên tượng chịu nạn.
  • 34. Th. MARCUS (18-1-336 - 7-10-336) sinh tại Roma. Ngài đã ra chỉ thị giáo hoàng nên được Giám mục Ostia thánh hiến. Ngài đã thiết lập nghi thức trao dây Pallium vẫn còn được dùng tới ngày nay. Sợi dây được làm bằng len của con chiên đã được làm phép trước và được trang trí thêm những thánh giá màu đen. Lịch những ngày lễ tôn giáo đầu tiên đã xuất hiện trong thời ngài.
  • 35. Th. JULIUS I (6-2-337 - 12-4-352) sinh tại Roma. Ngài đã đề nghị Giáo hội Đông Phương mừng lễ Giáng Sinh 25-12 thay vì mừng chung vào lễ Hiển Linh 6-1. Ngài được coi là vị sáng lập Văn khố Toà Thánh từ khi ngài truyền phải lưu giữ tất cả các công văn chính thức.
  • 36. LIBERIUS (17-5-352 - 24-9-366) sinh tại Roma. Những cuộc tranh luận chống lạc giáo Arius tái diễn khiến nảy sinh việc bầu chọn giáo hoàng giả Felix II. Ngài đã đặt móng xây đền thờ Đức Bà Cả, để ghi dấu địa điểm sau trận tuyết rơi ngày 15-8. (FELIX II, người Roma,).
  • 37. Th. DAMASUS I (1-10-366 - 11-12-384) sinh tại Tây Ban Nha. Ngài là một giáo hoàng uyên bác. Ngài đã ban phép cho các ca đoàn do Thánh Ambrosius sáng lập, luân phiên hát Thánh Vịnh. Ngài giới thiệu cách dùng từ Do Thái “Alleluia” và tìm được bản dịch Thánh Kinh bằng tiếng Do Thái. (URSINUS 366 - 367).
  • 38. Th. SIRICUS (15, 22 hoặc 29-12-384 - 26-11-399) sinh tại Roma. Ngài là người đầu tiên sau Thánh Phêrô dùng tước hiệu “Đức Thánh Cha” (Papa) từ tiếng Hy Lạp. Đến nay từ này vẫn còn được công nhận, là từ ghép bởi những chữ đầu của thành ngữ: Petri Apostoli Potestatem Accipiens (người nhận quyền của Tông Đồ Phêrô). Ngài chủ trương linh mục cần phải sống đời độc thân.
  • 39. Th. ANASTASIUS I (27-11-399 - 19-12-401) sinh tại Roma. Ngài đã giải quyết cuộc ly giáo giữa Roma và Giáo hội Antioch, mạnh mẽ chống lại những người theo bè rối thực hành vô luân; họ chủ trương thiên tính cũng ẩn tàng trong những đồ vật. Ngài chỉ thị các linh mục nên đứng trong khi đọc Tin Mừng.
Image
  • 40. Th. INNOCENS I (22-12-401 - 12-3-417) sinh tại Albano, Roma. Trong triều đại ngài, Roma bị quân Goths của vua Alaric cướp phá. Ngài thiết lập các nghi thức của lễ nghi Roma; thuyết phục Honorius ngăn cấm những cuộc quyết đấu võ thuật tại các thao trường.
  • 41. Th. ZOSIMAS (18-3-417 - 26-12-418) gốc Hy Lạp (Masuraca). Ngài có nhân cách mạnh mẽ và quan tâm đến quyền lợi của Giáo Hội, chống lại sự can thiệp của bên ngoài. Với quan niệm luân lý khắt khe, ngài không cho những người con ngoại hôn được đào tạo thành linh mục. Ngài gửi các giám quản tông toà đến với dân tộc Franks (Pháp).
  • 42. Th. BONIFACIUS I (28 hay 29-12-418 - 4-9-422) sinh tại Roma. Sự can thiệp của ông hoàng Charles xứ Ravenna đánh dấu bước khởi đầu cho thời kỳ thế quyền xen vào việc bầu chọn giáo hoàng. Lễ đăng quang của ngài phải hoãn lại mấy tháng, vì sự có mặt của giáo hoàng giả Eulalius.
  • (EULALIUS, 27 hay 29-12-418 - 419).
  • 43. Th. CELESTINUS I (10-9-422 - 27-7-432) sinh tại Roma. Ngài đã triệu tập Công đồng Chung III (Cđ Ephesus năm 431) kết án những ai theo Nestorius, Giáo chủ Constantinople. Ngài đã cử Thánh Patrick tới Ireland (Ái Nhĩ Lan).
  • 44. Th. SIXTUS III (31-7-432 - 19-8-440) sinh tại Roma. Ngài đã cho mở rộng và tô điểm Đền thờ Đức Bà Cả và Thánh Laurentius. Ngài là tác giả một số thư chung và duy trì pháp quyền của Roma trên Illiria chống lại hoàng đế Đông Phương muốn bắt họ phải lệ thuộc Constantinople.
  • 45. Th. LEO CẢ (29-9-440 - 10-11-461) người Ý, miền Tuscia. Ngài được gọi là Leo “Cả” vì có công lớn trong việc gìn giữ sự hợp nhất của Giáo Hội. Ngài đã triệu tập Công đồng Chung IV và V để khẳng định Mầu nhiệm Nhập Thể. Chỉ ngài mới ngăn được Attila, “cây roi của Thiên Chúa”.
  • 46. Th. HILARIUS (19-11-461 - 29-2-468) sinh tại Cagliari, Ý. Chủ trương của ngài là noi theo vị tiền nhiệm vĩ đại của mình. Ngài khẳng định phải có một mức độ hiểu biết văn hoá mới trở thành linh mục, các giáo hoàng và giám mục không nên bổ nhiệm những người kế vị mình. Ngài đã thiết lập một đại diện tông toà ở Tây Ban Nha.
  • 47. Th. SIMPLICIUS (3-3-468 - 10-3-483) sinh tại Tivoli, Ý. Trong thời ngài, xảy ra cuộc thất trận của hoàng đế Tây Phương và cuộc ly giáo, từ đó dẫn đến việc thành lập các Giáo hội Armenia, Syria và Ai Cập (Copts). Ngài đã quy định việc phân phối các lễ vật dâng cúng của khách hành hương cho các thánh đường mới.
  • 48. Th. FELIX II (13-3-483 - 1-3-492) sinh tại Roma. Ngài đã cố gắng tái lập hoà bình trong Giáo hội Đông Phương bị khủng hoảng.
  • 49. Th. GELASIUS I (1-3-492 - 21-11-496) người gốc Phi Châu, sinh tại Roma. Ngài thiết lập bộ luật thống nhất các lễ nghi và nghi thức. Vì lòng bác ái của ngài, ngài được gọi là “cha của người nghèo”. Ngài chủ trương thần quyền trên thế quyền. Ngài thêm Kinh Thương Xót vào thánh lễ.
  • 50. ANASTASIUS II (24-11-496 - 19-11-498) sinh tại Roma. Ngài đã chinh phục vua Clovis và cả dân Pháp trở lại đạo. Ngài bị kiệt sức vì những phe phái lạc giáo, thậm chí còn bị tố cáo là gây chia rẽ. Thi sĩ Dante Alighieri đã cho ngài “xuống địa ngục”.
  • (LORENSUS 498. 501-505).
  • 51. Th. SYMMACUS (22-11-498 - 19-7-514) sinh tại Sardinia, Ý. Ngài củng cố sở hữu của Giáo Hội về việc cho phép hàng giáo sĩ sử dụng những phúc lợi thường ngày. Ngài đã chuộc lại tất cả các nô lệ và cho họ được hưởng tự do. Ngài có công xây dựng khởi đầu Toà Thánh Vatican.
Image
  • 52. Th. HORMIDAS (20-7-514 - 6-8-523) sinh tại Frosinone, Ý. Trong thời ngài, Thánh Benedictus lập dòng Biển Đức và khánh thành đan viện trên núi Cassino (đã bị bom tàn phá năm 1944). Ngài ra chỉ thị chức giám mục không nên được ban tặng như là đặc ân.
  • 53. Th. JOANNES I (13-8-523 - 18-5-526) sinh tại Populonia, miền Tuscia, Ý. Ngài đội vương miện cho hoàng đế Justinianus. Ngài chết trong tù ở Ravenna do án của Theodoric, vua Man Di, sau khi xâm lăng nước Ý. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên đi tới Constantinople.
  • 54. Th. FELIX IV (12-7-526 - 22-9-530) sinh tại Benevento, miền Sannio, Ý. Là vị giáo hoàng được vua Theodoric bổ nhiệm cách độc đoán cho ý đồ riêng của ông, nhưng ngài tỏ ra trung thành với lợi ích của Giáo Hội đến nỗi vua xứ Goth truất phế ngài và đưa đi lưu đày.
  • 55. BONIFACIUS II (22-9-530 - 17-10-532) sinh tại Roma. Vốn gốc dân Gothic, ngài bị coi như một “người Man Di ngoại quốc”. Do đó, nhóm đối lập đã bầu giáo hoàng Dioscorus. Cuộc khủng hoảng chỉ chấm dứt sau cái chết của Dioscorus. Ngài cho xây đan viện Monte Cassino trên nền đền thờ thần Apollo.
  • (DIOSCORUS, người Alexandria, 22-9-530 - 14-10-530).
  • 56. JOANNES II (2-1-533 - 8-5-535) sinh tại Roma. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên đã đổi tên riêng của mình Mercurius, tên của thần dân ngoại, sang tên hiệu Joannes. Bất chấp chiếu chỉ của vua Atalaric, giáo hoàng vẫn được nhìn nhận là thủ lĩnh của các giám mục trên toàn thế giới.
  • 57. Th. AGAPITUS I (13-5-535 - 22-4-536) sinh tại Roma. Ngài bị vua dân Goth thúc ép đi tới Constan-tinople, để kiểm chứng những tham vọng của hoàng đế Justinianus ở Ý. Ngài bị hoàng hậu Theodora, một tín đồ theo bè rối Eutiches, đầu độc.
  • 58. Th. SILVERIUS (1-6-536 - *11-11-537) sinh tại Frosinone. Quân đội Byzantine của hoàng đế Justinianus, dưới quyền điều khiển của tướng Belisarius, chiếm thành Roma. Ngài bị đày tới đảo Ponza, và bị ám sát ở đó, sau khi bị buộc phải từ chức giáo hoàng.
  • 59. VIGILIUS (29-3-537 - 7-6-555) sinh tại Roma. Bất chấp những áp lực của hoàng hậu Theodora, ngài cương quyết từ chối huỷ bỏ án tuyệt thông phạt những kẻ theo giáo thuyết Eutiches. Ngài bị bắt giữ đang khi cử hành thánh lễ, nhưng thoát được. Ngài triệu tập Công đồng Chung V.
  • 60. PELAGIUS I (16-4-556 - 4-3-561) sinh tại Roma. Ngài lên ngôi là nhờ ảnh hưởng của hoàng đế Justinianus, từ khi Roma trở thành một tỉnh của đế quốc Byzantine. Ngài giữ lòng trung thành với những nguyên tắc của Công giáo Chính Thống.
  • 61. JOANNES III (17-7-561 - 13-7-574) sinh tại Roma. Ngài cứu nước Ý thoát khỏi người Man Di, vì trong cuộc tiến công tàn bạo của quân Lombard theo lệnh Narsete, ngài đã tập họp tất cả những người dân Ý chống lại những hành động dã man của quân xâm lăng.
  • 62. BENEDICTUS I (2-6-575 - 30-7-579) sinh tại Roma. Ngài cố gắng hoài công, để tái lập trật tự trong nước Ý và Pháp bị hỗn độn vì quân Man Di xâm lược và những rối ren nội bộ. Ngài phê chuẩn Công đồng Chung V tại Constantinople.
  • 63. PELAGIUS II (26-11-579 - 7-2-590) sinh tại Roma, gốc Gothic. Trong khi Roma bị quân Lombard bao vây, ngài cầu viện Constantinople. Ngài ra lệnh các linh mục phải đọc Kinh Nhật Tụng (Giờ Kinh Phụng Vụ) hằng ngày.
  • 64. Th. GREGORIUS I (3-9-590 - 12-3-604) sinh tại Roma. Ngài tái khẳng định quyền của giáo hoàng về mặt dân sự, khởi đầu cho thời kỳ “năng quyền thế tục” của giáo hoàng. Đúng vào thời điểm dịch bệnh ở Roma giảm xuống, một Thiên Thần đã hiện ra với ngài trên một lâu đài, nơi đó được gọi là Lâu Đài Thánh Thiên Thần. Ngài khai sinh nhạc bình ca.
Image
  • 65. SABINIANUS (13-9-604 - 22-6-606) sinh tại Blaera, miền Tuscia, Ý. Ngài quy định rung chuông để báo cho mọi người biết giờ suy niệm, cầu nguyện. Ngài quy định phải thắp đèn chầu trong các nhà thờ.
  • 66. BONIFACIUS III (19-2-607 - 12-11-607) sinh tại Roma. Ngài đã ngăn cấm việc sắp xếp vận động cho cuộc bầu chọn giáo hoàng mới trong 3 ngày (hiện nay là 9 ngày) sau khi vị tiền nhiệm qua đời. Ngài chỉ thị công bố giáo hoàng là giám mục Roma và cũng là giám mục toàn cầu.
  • 67. Th. BONIFACIUS IV (25-8-608 - 5-8-615) sinh tại Abruzzo, Ý. Ngài thánh hiến đền thờ ngoại giáo của Agrippa, quen gọi là đền Pantheon, để kính nhớ Đức Nữ Trinh và các thánh. Từ đó, ngài đã lập ra lễ Các Thánh 1-11. Ngài ra chỉ thị nâng cao luân lý và vật chất cho hàng giáo sĩ cấp thấp.
  • 68. Th. DEUSDEDIT hay ADEODATUS I (19-10-615 - 8-11-618) sinh tại Roma. Với lòng tận tuỵ dũng cảm, ngài đã săn sóc những người phong cùi và nạn nhân dịch tễ. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên đã dùng dấu niêm phong các chỉ thị và tông sắc. Ấn mộc của ngài là tông triện cổ nhất còn lưu giữ ở Vatican.
  • 69. BONIFACIUS V (23-12-619 - 25-10-625) sinh tại Naples. Ngày đăng quang của ngài bị hoãn lại 11 tháng và triều đại ngài tràn ngập đau khổ vì chiến tranh tranh giành vương quyền ở Ý. Ngài ban đặc ân đền thờ cho những người bị bách hại trú ẩn trong các nhà thờ.
  • 70. HONORIUS I (27-10-625 - 12-10-638) sinh tại Capua. Ngài gửi các thừa sai đi khắp thế giới thời ấy và đã lập lễ Suy tôn Thánh Giá Chúa vào 14-9. Ngài giải quyết xung đột giữa Giáo hội Đông Phương và phe ly giáo Aquileia về vấn đề “Ba Chương”.
  • 71. SEVERINUS (28-5-640 - 2-8-640) sinh tại Roma. Đã có những bất hoà nghiêm trọng giữa hoàng đế Heraclius của đế quốc Byzantine và giáo hoàng, vì ngài kết án phe lạc giáo monoteletic. Để trả thù ngài, hoàng đế ra lệnh cướp phá đền thờ Thánh Joannes Lateranus và lâu đài Lateranus.
  • 72. JOANNES IV (24-12-640 - 12-10-642) sinh tại Dalmatia. Ngài cố gắng đưa những tín hữu lầm lạc của Ai Cập trở về đường chân lý. Ngài cho đưa di tích của các vị tử đạo Venantius, Anastasius và Maurus về đền thờ Lateranus và phong chức 28 linh mục và 18 giám mục để khẳng định đức tin của họ.
  • 73. THEODOREUS I (24-11-642 - 14-5-649) sinh tại Jerusalem. Ngài thêm từ “tối cao” vào tước hiệu “pontifex” (giáo chủ) và tái lập trật tự cho pháp quyền nội bộ của hàng giáo sĩ. Đã có những bất đồng nghiêm trọng giữa ngài và hoàng đế Đông Phương Constans II; do đó, người ta nghi ngờ ngài chết vì bị đầu độc.
  • 74. Th. MARTINUS I (5-7-649 - *16-9-655) sinh tại Todi. Ngài kết án các giám mục Đông Phương cậy vào thế lực của hoàng đế Byzantine. Bị giam tù và bị phát lưu, ngài chết đau đớn và khổ cực trên đảo Cherso. Trong thời kỳ này, người ta bắt đầu mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm.
  • 75. Th. EUGENIUS I (10-8-654 - 2-6-657) sinh tại Roma. Cuộc bầu chọn ngài diễn ra một năm trước khi Đức Martinus I qua đời. Ngài kịch liệt phản đối những âm mưu của hoàng đế và thông tin cho các nước Âu Châu về cái chết đau buồn của vị tiền nhiệm. Ngài ra chỉ thị buộc tất cả các linh mục giữ đức khiết tịnh.
  • 76. Th. VITALIANUS (30-7-657 - 27-1-672) sinh tại Segni, Ý. Ngài gửi đặc sứ Toà Thánh tới Pháp, Tây Ban Nha và Anh. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên quy định loại nhạc cụ trong phụng vụ, cho dùng đàn organ trong các lễ nghi tôn giáo.
  • 77. ADEODATUS II (11-4-672 - 17-6-676) sinh tại Roma. Bằng nỗ lực truyền giáo, ngài hết sức cố gắng giảng đạo cho dân Maronites gốc Armenia-Syria. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên dùng công thức “Chúc sức khoẻ và phép lành Toà Thánh” trong các thư từ của ngài.
  • 78. DONUS (2-11-676 - 2-4-678) sinh tại Roma. Ngài chấm dứt việc ly giáo ở Ravenna, khuyến khích các giám mục trợ giúp các trường học mới trong xứ Pháp thuộc Đức và trường Cambridge ở Anh.
  • 79. Th. AGATHO (27-6-678 - 10-1-681) sinh tại Palermo, Ý. Ngài gìn giữ những mối quan hệ chặt chẽ với các giám mục Anh và khích lệ Ireland như là một trung tâm văn hoá. Ngài tổ chức Công đồng Chung VI. Ngài được gọi là “Thánh chữa bệnh” vì nhiều phép lạ ngài đã làm.
  • 80. Th. LEO II (17-8-682 - 3-7-683) sinh tại Sicili, Ý. Ngài cử hành các lễ nghi thánh hết sức trang trọng để giúp các tín hữu càng cảm nhận được sự cao cả uy linh của Thiên Chúa. Ngài khởi xướng việc rảy nước thánh trên giáo dân trong các lễ nghi tôn giáo.
  • 81. Th. BENEDICTUS II (26-6-684 - 8-5-685) sinh tại Roma. Ngài khôi phục lại đặc ân đền thờ lâu nay đã bị vi phạm, vì trong những cuộc chiến tranh, người ta đã xông vào lục soát nhà thờ để tìm kiếm kẻ thù. Ngài đưa Giáo Hội thoát khỏi ảnh hưởng thế lực của các hoàng đế có từ thời Justinian.
  • 82. JOANNES V (23-7-685 - 2-8-686) sinh tại Antioch, Syria. Cuộc bầu chọn ngài bị triều đình Byzantine gây áp lực. Ngài tái lập trật tự cho các giáo phận ở Sardinia và Corsica, tranh đấu cho Toà Thánh quyền bổ nhiệm các giám mục ở các hải đảo này.
  • 83. CONON (21-10-686 - 21-9-687) sinh tại Thrace, Hy Lạp. Thời giáo hoàng của ngài, Giáo Hội bị khủng hoảng trầm trọng. Ngài bị tay chân xảo quyệt của hoàng đế Byzantine hãm hại.
  • (THEODOREUS,… 687 và PASCAL, 687).
  • 84. Th. SERGIUS I (15-12-687 - 8-9-701) sinh tại Antioch, Syria. Được tuyển chọn sau hai giáo hoàng giả, ngài đã cương quyết loại trừ phái lạc giáo nổi dậy ở Roma và chặn đứng được cuộc ly giáo của Aquileia. Ngài đưa vào phụng vụ Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa.
Image
  • 85. JOANNES VI (30-10-701 - 11-1-705) sinh tại Ephesus, Hy Lạp. Trong một giai đoạn cực kỳ khó khăn của Kitô giáo, vừa loại trừ quân Saracens ở phía Đông và ở Tây Ban Nha, ngài vẫn bảo vệ các quyền lợi của Giáo Hội chống lại hoàng đế và chuộc lại nhiều nô lệ.
  • 86. JOANNES VII (1-3-705 - 18-10-707) sinh tại Rossano di Calabria. Ngài không chấp nhận mưu đồ đen tối của hoàng đế Justinianus II là kẻ đã khởi xướng những cuộc tàn sát khiến cho các dân tộc La Tinh ngày càng xa cách nhau và xa cách với Đông Phương.
  • 87. SISINNIUS (15-1-708 - 4-2-708) sinh tại Syria. Triều đại giáo hoàng của ngài rất ngắn ngủi. Ngài lo tu sửa các bức tường thành Roma đã bị quân Lombard và Saracens đe doạ thường xuyên.
  • 88. CONSTANTINUS (25-3-708 - 9-4-715) sinh tại Syria. Dù bị bắt đưa tới Constantinople, ngài đem lại bình an phần nào cho Giáo Hội và đế quốc. Ngài khích lệ các Kitô hữu ở Tây Ban Nha chiến đấu chống lại những kẻ vô đạo. Ngài cổ vũ việc hôn chân Thánh Phêrô như một hành động phục tùng.
  • 89. Th. GREGORIUS II (19-5-715 - 11-2-731) sinh tại Roma. Phản ứng lại sắc lệnh của triều đình ở Constantinople nghiêm cấm việc tôn kính ảnh tượng thánh. Các tỉnh của Ý nổi dậy chống lại quân đội của hoàng đế Leo III; nước Ý đã trục xuất được bè phái Phá Huỷ Tượng Thánh.
  • 90. Th. GREGORIUS III (18-3-731 - 11-741) sinh tại Syria. Ngài cầu viện vua nước Pháp, Charles Hammer, chống lại quân Lombard. Sự kiện này dẫn tới việc các hoàng đế Pháp nhận danh xưng “Kitô hữu tối ưu”. Các tiền bác ái góp về được gọi là “những đồng xu của Thánh Phêrô”.
  • 91. Th. ZACHARIUS (10-12-741 - 22-3-752) sinh tại Calabria. Ngài mạnh mẽ phản đối Rachis, quận công xứ Friuli, toan thôn tính cả nước Ý, nhưng về sau lại trở thành đan sĩ. Ngài xức dầu thánh hiến Pépin, vua nước Pháp; đây là lần đầu tiên giáo hoàng Roma chủ sự lễ tấn phong hoàng đế.
  • 92. STEPHANUS II hoặc III (26-3-752 - 27-4-757). Có hai vị giáo hoàng mang cùng một tên này. Vị trước chấp chính chỉ một ngày 23-3-752. Vị sau người Roma, mới được công nhận chính thức. Cuộc bầu chọn ngài tạo nên sự nồng nhiệt đến độ dân thành Roma công kênh ngài lên vai họ; chiếc “kiệu” (sedia gestatoria) có từ thời đó.
  • 93. Th. PAULUS I (29-5-757 - 28-6-767) sinh tại Roma. Ngài cổ vũ sự liên kết sâu xa hơn với Giáo hội Hy Lạp. Ngài đi thăm các nhà tù và giúp đỡ những tù nhân bị kết án vì nợ nần.
  • (CONSTANTINUS, 28-6, 5-7-767 - 769 và PHILIPPUS 31-7-768).
  • 94. STEPHANUS III hoặc IV (7-7-768 - 24-1-772) sinh tại Sicili. Nhậm chức sau hai giáo hoàng giả, ngài lập tức sửa chữa những sai lầm của hai vị này. Ngài sửa đổi cách sống của Charlemagne và khích lệ các Kitô hữu sống ở Palestine.
  • 95. ADRIANUS I (9-2-772 - 25-12-795) sinh tại Roma. Ngài phục hồi các bức tường thành Roma và các hào luỹ cổ xưa. Ngài cho đúc bức tượng bằng vàng trên mộ Thánh Phêrô và lót sân bằng bạc ở phía trước bàn thờ Toà Cáo Giải. Ngài triệu tập Công đồng Chung VII.
  • 96. Th. LEO III (27-12-795 - 12-6-816) sinh tại Roma. Ngài đã đội vương miện cho Charlemagne trong Đền thờ Thánh Phêrô đêm lễ Giáng Sinh năm 800. Ngài thành lập trường Palatine, tiền thân của đại học Paris.
Image
  • 97. STEPHANUS IV hoặc V (2-6-816 - 24-1-817) sinh tại Roma. Ngài cố gắng tránh các bất đồng nội bộ và sự chống đối do việc vừa phải thề trung thành với hoàng đế và với sứ mệnh một giáo hoàng. Ở Reims, ngài tấn phong hoàng đế cho Louis, vua nước Pháp, và hoàng hậu Ermengarda.
  • 98. Th. PASCAL I (25-1-817 - 11-2-824) sinh tại Roma. Vua Louis Sùng Đạo dâng tặng ngài đảo Corsica và Sardinia. Ngài say sưa khám phá các hang toại đạo và tìm được hơn 2.300 vị tử đạo.
  • 99. EUGENIUS II (11-5-824 - 8-827) sinh tại Roma. Ngài được coi như người khai sinh các chủng viện. Ngài thành lập một hội đồng tối cao, để thi hành các khoản Giáo luật. Giả thuyết cho rằng đây là nguồn gốc của Giáo triều Roma ngày nay.
  • 100. VALENTINUS (8-827- 9-827) sinh tại Roma. Ngài rất được dân chúng, quý tộc và giáo sĩ yêu mến, vì sự tốt lành, lòng bác ái và đạo đức của ngài.
  • 101. GREGORIUS IV (827 - 1-844) sinh tại Roma. Ngài tổ chức quân đội hùng hậu dưới sự điều khiển của quận công xứ Tuscany, và 5 lần chiến thắng quân Saracens ở Phi Châu. Tuy vậy, khi đổ bộ đất Ý, quân Saracens đã tàn phá Civitavecchia, Ostia và đe doạ thành Roma.
  • (JOANNES, 1-844)
  • 102. SERGIUS II (1-844 - 27-1-847) sinh tại Roma. Trong thời ngài, quân Saracens bao vây Roma và cướp phá Đền thờ Thánh Paulus (Phaolô) và các nhà thờ khác. Cuối cùng, chúng bại trận ở Gaeta. Ngài cho lắp ráp lại các bậc thang của “Toà giảng” được gọi là “Cầu thang thánh”.
  • 103. Th. LEO IV (10-4-847 - 17-7-877) sinh tại Roma. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên đề ngày tháng trên các công văn chính thức. Ngài ban cho dân Venice quyền bầu chọn vị tổng trấn của họ. Ngài cho xây tường chung quanh đồi Vatican và thành phố Leonine.
  • 104. BENEDICTUS III (29-9-855 - 17-4-858) sinh tại Roma. Ngài được dân chúng yêu mến vì đức hạnh của ngài. Ngài bị hoàng đế và giáo hoàng giả Anastasius chống đối dữ dội. Ngài cố gắng liên kết các phe nhóm khác nhau để chống lại quân Saracens.
  • (ANASTASIUS, 8-855 - 9-855).
  • 105. Th. NICOLAUS I (24-4-858 - 13-11-867) sinh tại Roma. Sau những bất đồng gay gắt với hoàng đế Louis II, ngài liên kết với ông ta để thành lập quân đội chống lại quân Saracens. Ngài cương quyết bảo vệ tự do của Giáo Hội, chống lại vua Photius. Ngài ấn định lễ Đức Mẹ Lên Trời vào ngày 15-8.
  • 106. ADRIANUS II (14-12-867 - 14-12-872) sinh tại Roma. Ngài được ghi nhớ qua việc đội vương miện cho vua nước Anh, Alfred Cả. Ngài cố gắng giải hoà những tranh chấp sâu xa giữa các dân tộc Công giáo. Ngài triệu tập Công đồng Chung VIII.
  • 107. JOANNES VIII (13-12-872 - 16-12-882) sinh tại Roma. Dù chỉ nhận được sự hỗ trợ của cư dân Roma, ngài đánh bại quân Saracens ở Terracina.
  • 108. MARINUS I (16-12-882 - 15-5-884) sinh tại Gallese, Roma. Ngài gây áp lực mạnh đối với hoàng đế Đông Phương Basil, để chống lại các phe lạc giáo.
  • 109. Th. ADRIANUS III (17-5-884 - 9-885) sinh tại Roma. Ngay sau khi lên ngôi, ngài chống lại hoàng đế Photius. Ngài qua đời ở San Cesario đang khi đi thăm nước Pháp.
  • 110. STEPHANUS V hoặc VI (9-885 - 14-9-891) sinh tại Roma. Ngài nghiêm cấm việc tra tấn bằng lửa và nước tại các toà án và ngài khuyến khích các ngành mỹ thuật và thủ công.
  • 111. FORMOSUS (6-10-891 - 4-4-896) sinh tại Ostia. Khi còn là hồng y, ngài bị Đức Joannes VIII phạt vạ tuyệt thông vì đã đội vương miện cho vua nước Ý, Arnolfo, sau trở thành hoàng đế nước Đức. Nhờ lòng nhiệt thành của ngài, dân tộc Bulgari đã trở lại Kitô giáo.
  • 112. BONIFACIUS VI (4-896 - 4-896) sinh tại Roma. Triều đại ngài chỉ kéo dài 15 ngày. Trong thời kỳ này, ngôi giáo hoàng bị các đại gia đình phong kiến ở Ý thao túng.
  • 113. STEPHANUS VI hoặc VII (22-5-896 - 8-897) sinh tại Roma. Triều đại của ngài bị chi phối bởi những rối ren nội bộ.
  • 114. ROMANUS (8-897 - 11-897) sinh tại Galles, Roma. Ngài khôi phục việc tưởng nhớ Đức Formosus bị giáo hoàng trước lăng nhục. Ngài chết vì bị đầu độc.
  • 115. THEODORUS II (12-897 - 12-897) sinh tại Roma, trị vì Giáo Hội chỉ 20 ngày. Ngài qua đời đột ngột, có thể do bị đầu độc.
  • 116. JOANNES IX (1-898 - 1-900) sinh tại Tivoli, Ý. Ngài tái khẳng định quyền tối cao của Giáo Hội trên Roma và tất cả các lãnh thổ phụ thuộc.
Image
  • 117. BENEDICTUS IV (2-900 - 7-903) sinh tại Roma. Giữa tình hình tham nhũng, đồi bại lan tràn khắp nơi, ngài có công lớn gìn giữ sự tinh tuyền của Toà Thánh. Trong sự hỗn loạn khủng khiếp với những mưu đồ và thù hận, ngài luôn tìm ra con đường công chính.
  • 118. LEO V (7-903 - 9-903) sinh tại Ardea, Ý. Trong thời cuộc hỗn loạn, ngài bị cầm tù và ám sát. Thi hài ngài bị hoả thiêu và tro cốt bị ném xuống sông Tiber.
  • (CHISTOFORUS, người Roma, 7 hay 9-903 - 1-904).
  • 119. SERGIUS III (29-1-904 - 14-4-911) sinh tại Roma. Ngài cho xây lại đền thờ Thánh Joannes Lateranus bị hoả hoạn thiêu rụi. Ngài chủ trương và bảo vệ quyền lợi Giáo Hội, chống lại các lãnh chúa phong kiến. Lần đầu tiên, mũ ba tầng xuất hiện trên huy hiệu giáo hoàng của ngài.
  • 120. ANASTASIUS III (4-911 - 6-913) sinh tại Roma. Ngài không thực hiện được gì nhiều, do tình hình nội bộ bất ổn. Ngài chịu đau khổ vì áp lực của vua Berengarius I. Có thể ngài chết vì bị đầu độc.
  • 121. LANDONUS (7-913 - 2-914) sinh tại Sabina, Ý. Ngài lên ngôi giáo hoàng là do những âm mưu của một trong số phe nhóm đương thời. Ngài chết cách bí ẩn đang khi vận động hoà giải nhiều phe nhóm nội bộ.
  • 122. JOANNES X (3-914 - 5-928) sinh tại Tossignano, Ý. Ngài thân chinh chống lại quân Saracens và đánh chúng thua tan tác trên sông Garigliano. Ngài bị giết trong tù vì từ chối ủng hộ các âm mưu xấu xa.
  • 123. LEO VI (5-928 - 12-928) sinh tại Roma. Ngài hết sức cố gắng tái lập hoà bình giữa các phe nhóm khác nhau ở Roma. Ngài đã thành công trong cuộc chiến chống lại quân Saracens và quân Hungary tàn bạo.
  • 124. STEPHANUS VII hoặc VIII (12-928 - 1-931) sinh tại Roma. Ngài bảo trợ các đan viện Thánh Vinh Sơn ở Volturno và 2 đan viện ở Gaul.
  • 125. JOANNES XI (3-931 - 12-935) sinh tại Roma. Ngài cố gắng ngăn chặn những âm mưu ghê gớm trong gia đình ngài. Mặc dù được bầu chọn với sự hỗ trợ của họ, ngài đã phàn nàn về sự thiếu thận trọng kiềm chế của họ. Ngài chết năm 29 tuổi sau nhiều nỗi khổ tâm.
  • 126. LEO VII (3-1-936 - 13-7-939) sinh tại Roma. Ngài cải cách và tổ chức lại đời sống đan tu và xây dựng đan viện cổ gần Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành. Ngài viết thư cho các giám mục Pháp và Đức, ra lệnh kết án các phù thuỷ và các nhà tướng số.
  • 127. STEPHANUS VIII hoặc IX (14-7-939 - 10-942) sinh tại Roma. Ngài giúp vua Louis IV của Oltremare chống lại cuộc dấy loạn của các chư hầu người Pháp. Ngài cố gắng thuyết phục các lãnh chúa bên Đông cũng như bên Tây tôn trọng các nguyên tắc cứu độ của Tin Mừng.
  • 128. MARINUS II (30-10-942 - 5-946) sinh tại Roma. Ngài nêu gương trong sạch, đời sống liêm chính trong một thời kỳ nhiễu nhương hỗn loạn. Ngài bảo trợ các loại hình nghệ thuật, tổ chức lại các đoàn thể và khôi phục Roma như thủ đô luân lý của thế giới. Ngài đưa một số hướng dẫn làm quy tắc cho phẩm trật Giáo Hội.
  • 129. AGAPITUS II (10-5-946 - 12-955) sinh tại Roma. Ngài làm hết sức để nâng cao những điều kiện luân lý cho hàng giáo sĩ và với sự giúp đỡ của vua nước Phổ, Otto I, bình định một phần nào nước Ý. Vua Đan Mạch Harold đã đón nhận Kitô giáo.
  • 130. JOANNES XII (16-12-955 - 14-5-964) sinh tại Roma. Ngài cương quyết và can đảm bảo vệ pháp quyền của Giáo Hội. Ngài đội vương miện cho hoàng đế nước Phổ, Otto I. Chiếu chỉ của vua Otto I đã tạo nên hàng “giám mục triều đình”.
  • 131. LEO VIII (6-12-963 - 1-3-965) sinh tại Roma. Ngài nghiêm cấm giáo dân bước vào cung thánh đang khi cử hành các lễ nghi long trọng.
  • 132. BENEDICTUS V (22-5-964 - 4-7-966) sinh tại Roma. Ngài bị hoàng đế Otto I đày sang Hamburg cho tới khi Đức Leo VIII băng hà. Qua cái chết của vị giáo hoàng giả và do áp lực của dân Pháp, Phổ và Roma, vua Otto I đã nhận ra giá trị của việc bổ nhiệm của ông. Ngài qua đời ở Hamburg trong hương thơm thánh thiện.
  • 133. JOANNES XIII (1-10-965 - 6-9-972) sinh tại Roma. Ngài bị giam tù 10 tháng do những người đối lập và được phóng thích nhờ sự hỗ trợ của vua Otto I, lúc đó đã giúp cho Kitô giáo phát triển ở Ba Lan và Bohemia. Ngài lập ra thói quen làm phép và đặt tên chuông.
  • 134. BENEDICTUS VI (19-1-973 - 6-974) sinh tại Roma. Sau khi hoàng đế Otto I băng hà, nhóm chống đối bao vây Lâu đài Thánh Thiên Thần, cầm tù và giết ngài. Ngài thuyết phục dân Hungary trở lại Kitô giáo.
  • (BONIFACIUS VII, người Roma 6-7-974, 8-984; 7-985).
  • 135. BENEDICTUS VII (10-974 - 10-7-983) sinh tại Roma. Là một người đầy đức hạnh, ngài cố gắng đẩy lui sự đồi truỵ và ngu dốt đáng xấu hổ đã tràn ngập nước Ý và thế giới Kitô giáo. Ngài cổ vũõ sự phát triển nông nghiệp.
  • 136. JOANNES XIV (12-983 - 20-8-984) sinh tại Pavia, Ý. Mặc dù là người nhân đức và có nhiều năng lực lớn lao, Ngài đã bị Francone cầm tù trong Lâu đài Thánh Thiên Thần và bỏ chết đói.
  • 137. JOANNES XV (8-985 - 3-996) sinh tại Roma. Ngài chấm dứt những bất hoà đã nổi lên trong Giáo hội ở Reims và là vị giáo hoàng đầu tiên tham gia tiến trình tôn phong vị Thánh Ulderic.
  • 138. GREGORIUS V (3-5-996 - 18-2-999) sinh tại Saxony, Ý. Ngài bị buộc phải trốn đi Pavia, nên giáo hoàng giả Joannes XVI được vua Crescentius bổ nhiệm đã trị vì được gần một năm. Ngài lập lễ giỗ cho người đã chết.
  • (Joannes XVI, 4-997 - 2-998).
Image
  • 139. SYLVESTER II (2-4-999 - 12-5-1003) sinh tại Auvergne, Pháp. Là người có học thức cao, ngài khởi xướng việc dùng chữ số Ả Rập. Triều đại của ngài được vinh dự trải qua năm 1.000 nổi tiếng được coi như năm quyết định đối với ngày cánh chung.
  • 140. JOANNES XVII (6-1003 - 12-1003) sinh tại Roma. Ngài được bầu chọn vào giai đoạn bất ổn khủng khiếp theo sau cái chết của hoàng đế nước Phổ, Otto III.
  • 141. JOANNES XVIII (1-1004 - 7-1009) sinh tại Roma. Ngài canh tân sự hợp nhất giữa hai Giáo hội La Tinh và Hy Lạp. Ngài hăng say làm việc để mở rộng đức tin Kitô giáo giữa dân tộc Barbarien và người theo tà giáo. Ngài lập toà giám mục ở Bramburg.
  • 142. SERGIUS IV (31-7-1009 - 12-5-1012) sinh tại Roma. Ngài giữ quan hệ thân thiện với cả hai hoàng đế Đông Phương cũng như Tây Phương. Ngài cố gắng đến hoài công, để sửa chữa sự đồi bại về luân lý giữa các giám mục và các viện phụ quyền thế. Ngài cứu Mộ Thánh Chúa khỏi bị tàn phá.
  • 143. BENEDICTUS VIII (18-5-1012 - 9-4-1024) sinh tại Roma. Ngài đặt các luật lệ chống tội mại thánh và thách đấu kiếm tay đôi. Ngài chỉ thị các giáo sĩ không được lập gia đình.
  • (GREOGORIUS, 1012)
  • 144. JOANNES IX (5-1024 - 1032) sinh tại Roma. Ngài đội vương miện cho hoàng đế nước Phổ, Conrad II, tại Roma và từ chối thoả hiệp với các mưu đồ của triều đình Byzantine. Ngài bảo trợ Guido d’Arezzo phát minh 7 nốt nhạc được đặt tên bằng những âm đầu của một Thánh Vịnh.
  • 145. BENEDICTUS IX (1032 - 1044) sinh tại Roma. Khi mới 12 tuổi đã được bầu chọn làm giáo hoàng. Ngài bắt vua xứ Bohemia đem trả lại những thánh tích của Thánh Adalbert cho Prague (nay là thủ đô của Cộng hoà Séc). Ngài được chọn bầu làm giáo hoàng 3 lần do những âm mưu phe phái.
  • 146. SYLVESTER III (20-1-1045 - 10-2-1045) sinh tại Roma. Dù có lần ngài bị Đức Benedictus IX phạt vạ tuyệt thông như một giáo hoàng giả, Giáo Hội vẫn liệt kê ngài vào danh sách giáo hoàng hợp pháp.
  • 147. BENEDICTUS IX (10-4-1045 - 1-5-1045) đắc cử lần 2 và buộc phải từ chức chỉ sau 20 ngày, vì sự tham nhũng và những quyền lợi chính trị và kinh tế của các phe phái. Chúng ta đang ở giữa đêm trường thời Trung Cổ.
  • 148. GREGORIUS VI (5-5-1045 - 20-12-1046) sinh tại Roma. Ngài chiếm ngai của Đức Benedictus IX, là vị giáo hoàng bị nhiều tranh cãi. Ngài đích thân cầm quân chống các cuộc xâm lăng để bảo vệ giáo triều. Ngài bị cưỡng bách từ chức giáo hoàng. Ngài được coi là người đầu tiên sáng lập quân đội giáo triều.
  • 149. CLEMENS II (25-12-1046 - 9-10-1047) sinh tại Saxony, Ý. Mối bận tâm lớn nhất của ngài là làm thế nào khắc phục thói kiêu căng của các giám mục triều đình, là nguyên nhân của nhiều cuộc chiến giữa các chư hầu. Ngài đã tuyên phong Thánh Viborata là vị tử đạo người Hungary.
  • 150. BENEDICTUS IX (8-11-1047 - 17-7-1048) đắc cử lần 3 và sau đó từ chức theo lời khuyên của Thánh Bartholomeus. Sau một quãng đời náo động, ngài được hướng dẫn trở thành một tu sĩ trong đan viện Thánh Basil ở Grottaferrata; ngài qua đời và được an táng nơi đây.
  • 151. DAMASUS II (17-7-1048 - 9-8-1048) sinh tại Bavaria, Đức. Do yêu cầu của hoàng đế nước Phổ, Henry III, ngài thế chỗ của Giáo hoàng Benedictus IX, sau khi giám mục Lyon Aliard từ chối tước vị này. Ngài nghỉ hưu ở Palestine và qua đời ở đó.
  • 152. Th. LEO IX (12-2-1049 - 19-4-1054) sinh tại Lorraine, Pháp. Ngài được hàng giáo sĩ và dân Roma bầu chọn cách tự do. Khi đến Roma, ngài bước chân không vào thành như dấu chỉ của người khiêm nhu. Ngài ra vạ tuyệt thông cho Michael Cerularius, kẻ đã gây ra ly giáo tách rời Giáo hội Hy Lạp khỏi Giáo hội La Tinh.
  • 153. VICTOR II (16-4-1055 - 28-7-1057) sinh tại Bavaria, Đức. Theo gương vị tiền nhiệm, ngài giúp Giáo Hội phát triển tốt đẹp.
  • 154. STEPHANUS IX hoặc X (3-8-1057 - 29-3-1058) sinh tại Lorraine, Pháp. Ngay sau khi lên ngôi, ngài cố gắng nâng cao đời sống về luân lý cho hàng giáo sĩ. Ngài có những cố vấn uyên bác và nổi tiếng giúp đỡ trong tất cả các vấn đề chính trị. Ngài nghiêm cấm kết hôn giữa những người có cùng huyết thống.
  • (BENEDICTUS, người Roma, 5-4-1058 - 24-1-1059).
  • 155. NICOLAUS II (24-1-1059 - 27-7-1061) sinh tại Bourgogne, Pháp. Ngài triệu tập một Thượng Hội đồng Giám mục tại Roma, trong đó quy định chỉ giám mục do giáo hoàng chọn mới được tấn phong và chỉ những hồng y giám mục mới được bầu chọn giáo hoàng.
  • 156. ALEXANDER II (1-10-1061 - 21-4-1073) sinh tại Milan, Ý. Ngài quan tâm đến tôn giáo hơn chính trị và không ngại can thiệp vào cải cách hàng giáo sĩ Pháp.
  • (HONORIUS II, 28-10-1061 - 1072).
  • 157. Th. GREGORIUS VII (22-4 và 30-6-1073 - 25-5-1085) sinh tại Tuscany, Ý. Công đồng được ngài triệu tập quy định: chính giáo hoàng mới có quyền trên toàn thể Giáo Hội; không ai được kết án ngài; chỉ mình ngài có quyền tháo lời khấn hứa.
  • (CLEMENS III, 25-6-1080 và 24-3-1084 - 8-9-1100).
  • 158. Cp. VICTOR III (24-5-1086 - 6-9-1087) sinh tại Monte Cassino, Ý. Ngài ra vạ tuyệt thông Giáo hoàng giả Clemens III và từng trú ngụ trên đảo Tiber.
  • 159. Cp. URBANUS II (12-3-1088 - 29-7-1099) sinh tại Pháp. Ngài tuyên chiến với những người bội giáo và gợi ý lập ra Thập Tự chinh đầu tiên. Ngài cũng lập ra tập tục ngày “hưu chiến vì Chúa”, để có thời gian chôn những người chết trong cuộc chiến.
Image
  • 160. PASCAL II (13 và 14-8-1099 - 21-1-1118) sinh tại Bieda, Ravenna, Ý. Sự tranh chấp về quyền tối thượng giữa giáo hoàng và hoàng đế khiến ngài bị đi đày. Vua Henry V tự đội vương miện, nắm giữ quyền phong chức các giám mục.
  • (THEODORICUS, 1100, chết 1102; ALBERTUS, 1102; SYLVESTER, 18-11-1105 - 1111).
  • 161. GELASIUS II (24-1 và 10-3-1118 - 28-1-1119) sinh tại Gaeta, Ý. Ngài bị quân phiến loạn Cencio Frangipane cầm tù khi chúng tấn công Đền thờ Lateranus. Khi được các thuỷ thủ xứ Genoa thả tự do, ngài trốn đi Gaeta, rồi từ đó giả làm khách hành hương trở về Roma.
  • (Gregorius VIII, 8-3-1118 - 1121).
  • 162. CALIXTUS II (2 và 9-2-1119 - 13-12-1124) sinh tại Burgundi. Trong triều đại ngài, một hiệp ước được ký kết tại Worms công nhận quyền của dân chúng trong việc đề cử các giám mục. Ngài triệu tập Công đồng chung IX và đã công bố cuộc Thập Tự chinh II.
  • 163. HONORIUS II (15 và 21-12-1124 - 13-2-1130) sinh tại Fiagnano. Ngài canh tân những mối quan hệ thân hữu với gần hết các triều đình ở các nước châu Âu nhằm liên minh chống lại quân Saracens.
  • (Celestinus II, 12-1124).
  • 164. INNOCENS II (14 và 23-2-1130 - 24-9 1143) sinh tại Roma. Cuộc bầu chọn thật gay go đến độ ngài buộc phải trốn khỏi Roma. Lothario miền Saxony đưa ngài trở về Roma, cung kính hôn chân ngài để tỏ lòng tùng phục. Ngài triệu tập Công đồng Chung X.
  • (ANACLETUS II, 14 và 22-2-1130 - 25-1-1138 và VICTOR IV 3-1138 - 29-5-1138).
  • 165. CELESTINUS II (26-9 và 3-10-1143 - 8-3-1144) sinh tại Cità di Castello. Với sự giúp đỡ của Thánh Bernard, ngài đã hoà giải những bất đồng nội bộ Giáo Hội. Ngài cố gắng chấm dứt chiến tranh giữa Scotland và Anh quốc nhưng ngài không thể tái lập hoà bình tại Ý.
  • 166. LUCIUS II (12-3-1144 - 15-2-1145) sinh tại Bologna, Ý. Ngài cầm quyền trong tình hình rối ren do Arnold Brescia gây ra. Đang khi cố gắng ngăn chận một cuộc nổi loạn ghê gớm bùng nổ, ngài chết vì bị hòn đá ném trúng đầu.
  • 167. Cp. EUGENIUS III (15 và 18-2-1145 - 8-7-1153) sinh tại Montemagno, Pisa, Ý. Ngài bị buộc phải trốn khỏi Roma nhiều lần. Ngài hoàn thành quy chế của trường đại học Công giáo và khởi công xây dựng dinh giáo hoàng.
  • 168. ANASTASIUS IV (12-7-1153 - 3-12-1154) sinh tại Roma. Nhờ tính cách ôn hoà, ngài đã ổn định lãnh địa của Giáo Hội.
  • 169. ADRIANUS IV (4 và 5-12-1154 - 1-9-1159) sinh tại Langley, Anh. Ngài là người quyết bảo vệ quyền tối thượng của giáo hoàng.
  • 170. ALEXANDER III (7 và 20-9-1159 - 30-8-1181) sinh tại Siena, Ý. Ngài ra vạ tuyệt thông vua Barbarossa vì tội ác của ông. Ngài triệu tập Công đồng Chung XI.
  • (VICTOR IV, 4-9 và 4-10-1159; PASCAL III 22 và 26-4-1164 - 22-9-1168; CALIXTUS III, 9-1168 - 29-8-1178; INNOCENS III, 29-9-1179 - 1180).
  • 171. LUCIUS III (1 và 6-9-1181 - 25-9-1185) sinh tại Lucca, Ý. Do những áp lực của phe phái, ngài buộc phải đi ẩn trốn ở Verona, và những cuộc nổi loạn làm tan nát lãnh địa riêng của ngài.
  • 172. URBANUS III (25-11 và 1-12-1185 - 20-10-1187) sinh tại Milan. Ngài được bầu ở Verona và đã lập giáo triều ở đó. Khi còn là hồng y, ngài đã gầy dựng “liên minh Lombard”. Ngài cương quyết chống lại thói kiêu căng của vua Barbarossa và đã qua đời vì buồn phiền, khi quân Saracens chiếm được Jerusalem.
  • 173. GREGORIUS VIII (21 và 25-10-1187 - 17-12-1187) sinh tại Benevento, Ý. Ngài đã giúp đỡ các Kitô hữu ở Đất Thánh về mọi mặt.
  • 174. CLEMENS III (19 và 20-12-1187 - 3-1191) sinh tại Roma. Ngài đã đem lại hoà bình cho Roma, sau thời gian 60 năm các giáo hoàng đã bị buộc rời khỏi thành phố. Ngài khuyến khích cuộc Thập Tự chinh III, có vua nước Anh, Richard, tham gia.
  • 175. CELESTINUS III (30-3 và 14-4-1191 - 8-1-1198) sinh tại Roma. Ngài vẫn duy trì luật không thể phân ly của hôn nhân. Ngài phê chuẩn dòng Hiệp sĩ Teutonic, có bổn phận bảo vệ khách hành hương đến Đất Thánh.
Image
  • 176. INNOCENS III (8-1 và 22-2-1198 - 16-7-1216) sinh tại Anagni, Y.Ù Ngài là một người có nhiều đức hạnh tuyệt vời; có được tầm ảnh hưởng lớn. Ngài tái thiết lập thế quyền trong các nước thuộc quyền giáo hoàng; tích cực hỗ trợ cuộc Thập Tự chinh IV. Ngài triệu tập Công đồng Chung XII.
  • 177. HONORIUS III (18 và 24-7-1216 - 18-3-1227) sinh tại Roma. Ngài ấn định trong “Sách Censorium” về các quyền của giáo hoàng và các nghi thức bầu chọn. Cùng với vua Hungary, Andrew II, tổ chức cuộc Thập Tự chinh V. Dưới triều Joannes I của Thuỵ Điển, Kitô giáo đã thâm nhập vào tận vùng Estonia.
  • 178. GREGORIUS IX (19 và 21-3-1127 - 22-8-1241) sinh tại Anagni. Ngài phạt vạ tuyệt thông vua Frederick II vì thái độ của ông ta đối với Thập Tự chinh. Ngài tuyên phong Thánh Phanxicô, Antôn và Đa Minh. Ngài thiết lập “Toà án thẩm tra”; phê chuẩn sách Kinh Nhật Tụng; và đã chuẩn bị Thập Tự chinh VI.
  • 179. CELESTINUS IV (25 và 28-10-1241 - 10-11-1241) sinh tại Milan. Các hồng y không nhất trí việc bầu chọn giáo hoàng; vì thế, Thượng nghị viện Roma đã “nhốt” các ngài trong một lâu đài cổ Setizonio khoá kỹ cửa trên đồi Coelian. Từ đó, phát sinh ra từ “mật tuyển viện”.
  • 180. INNOCENS IV (25 và 28-6-1243 - 7-12-1254) sinh tại Genoa. Việc bầu chọn ngài tổ chức tại Anagni, sau 2 năm trống ngôi giáo hoàng. Ngài nổi tiếng thông thạo Giáo luật. Ngài triệu tập Công đồng Chung XIII. Ngài thiết lập lễ Đức Mẹ Thăm Viếng. Ngài thực hiện cuộc Thập Tự chinh V cùng với vua Thánh Louis IX của Pháp.
  • 181. ALEXANDER IV (12 và 20-12-1254 - 25-5-1261) sinh tại Anagni Ý. Ngài viết nhiều về khoa Luật. Ngài tuyên phong Thánh Clara và xác nhận những dấu thánh nơi Thánh Phanxicô. Ngài ngăn cấm những vụ xét xử sơ sài về vấn đề lạc giáo và loại bỏ “hình phạt đánh đòn”.
  • 182. URBANUS IV (29-8 và 4-9-1261 - 2-10-1264) sinh tại Tryes (Pháp). Ngài ấn định lễ Mình Thánh Chúa Kitô mừng kính 60 ngày sau lễ Phục Sinh.
  • 183. CLEMENS IV (5 và 15-12-1265 - 29-11-1268) sinh tại Saint Giles, Pháp. Trước khi là linh mục và giám mục, ngài đã sống quảng đại vì mọi người. Ngài mất tại Viterbo.
  • 184. Cp. GREGORIUS X (1-9-1271 và 27-3-1272 - 10-1-1276) sinh tại Piacenza. Ngài lên ngôi giáo hoàng sau gần 3 năm trống toà, vì sự bất đồng trong mật tuyển viện ở Viterbo. Ngài triệu tập Công đồng Chung XIV.
  • 185. Cp. INNOCENS V (21-1 và 22-2-1276 - 22-6-1276) sinh tại Sutron, Savoy. Ngài rửa tội cho ba sứ giả do Khan đại đế cử đến và đưa Kitô giáo đến tận nước Mông Cổ.
  • 186. ADRIANUS V (11-7-1276 - 18-8-1276) sinh tại Genoa. Thời giáo hoàng của ngài chỉ kéo dài 39 ngày và ngài chưa chính thức được thánh hiến. Ngài đã ổn định luật Giáo Hội.
  • 187. JOANNES XXI (8 và 20-9-1276 - 20-5-1277) sinh tại Bồ Đào Nha. Từ thời vua Bồ Đào Nha, Alphonsus II, đã thề hứa Giáo Hội và tài sản của Giáo Hội sẽ được tôn trọng trong vương quốc. Ngài đã chết do tai nạn sụp đổ lâu đài ở Viterbo.
  • 188. NICOLAUS III (25-11 và 26-12-1277 - 22-8-1280) sinh tại Roma. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên thường trú ở Vatican và bắt đầu thiết kế những khu vườn nổi tiếng. Ngài gửi các thừa sai đi truyền giáo cho các vua Tartar.
  • 189. MARTINUS IV (22-2 và 23-3-1284 - 28-3-1285) sinh tại Pháp. Ngài cố gắng liên kết các vua chúa đương thời bằng lòng bác ái.
  • 190. HONORIUS IV (2-4 và 20-5-1285 - 3-4-1287) sinh tại Roma. Ngài quan tâm đến việc thiết lập trật tự trong các nước thuộc quyền giáo hoàng, giúp đỡ đại học Paris và cố gắng tạo nên những mối quan hệ gần gũi hơn với Giáo hội Hy Lạp. Ngài cũng đạt được một vài thoả thuận với Hồi giáo.
  • 191. NICOLAUS IV (22-2-1288 - 4-4-1292) sinh tại Ascoli. Ngài đem lại sự ổn định cho triều đình Bồ Đào Nha. Ngài cổ vũ sự tiến bộ trong việc học bằng cách thiết lập đại học Montpellier, đẩy mạnh việc truyền giáo và liên minh với Genoa để chống lại quân Saracens. Ngài là tu sĩ Phan Sinh đầu tiên làm giáo hoàng.
  • 192. Th. CELESTINUS V (5-7 và 29-8-1294 - 13-12-1294) sinh tại Isernia. Là một người cương trực và đơn sơ khác thường, ngài từ chức giáo hoàng khi nhận ra mình chỉ là dụng cụ trong tay các lãnh chúa. Ngài tuyên sắc công bố, chỉ giáo hoàng được bầu mới có quyền từ chối không nhận chức.
  • 193. BONIFACIUS VIII (24-12-1294 và 23-1-1295 - 11-10-1303) sinh tại Anagni. Ngài cử hành Năm Thánh đầu tiên (1300) và chỉ định cứ 100 năm mở Năm Thánh một lần. Ngài thành lập đại học “Sapienza” ở Roma, quảng đại bảo trợ cho các nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có Giotto.
Image
  • 194. Cp. BENEDICTUS XI (22 và 27-10-1303 - 7-7-1304) sinh tại Treviso. Ngài dàn xếp được sự căng thẳng với vương quốc Pháp. Ngài chết vì bị đầu độc do một nhóm đối lập.
  • 195. CLEMENS V (5-6 và 14-11-1305 - 20-4-1314) sinh tại Villandraut. Ngài được thánh hiến ở Lyon và dưới ảnh hưởng của vua Philip, ngài đặt Toà Thánh ở Avignon. Đây là “thời kỳ lưu đày Avignon” kéo dài 70 năm. Ngài triệu tập Công đồng Chung XV, và sáng lập đại học Oxford.
  • 196. JOANNES XXII (7-8 và 5-9-1316 - 4-12-1334) sinh tại Cahors, Pháp. Ngài ấn định lễ kính Chúa Ba Ngôi. Ngài cũng cho thiết lập Thánh bộ Toà án Tối cao và cho xây dinh giáo hoàng ở Avignon.
  • (NICOLAUS V, 22-5-1328 - 25-8-1330, chết 16-10-1333).
  • 197. BENEDICTUS XII (20-12-1334 và 8-1-1335 - 25-4-1342) sinh tại Saverdun, Pháp. Dù phải sống tại Pháp, ngài cũng vẫn điều hành công việc ở Roma. Ngài buộc các giám mục phải sống trong giáo phận của mình và canh tân các dòng Biển Đức, Phan Sinh và Đa Minh.
  • 198. CLEMENS VI (7 và 19-5-1342 - 6-12-1352) sinh tại Maumont, Pháp. Ngài là người học thức và đức hạnh. Ngài đã mua thành phố Avignon với giá 18.000 đồng tiền vàng. Ngài bảo vệ người Do Thái. Ngài rút ngắn thời hạn Năm Thánh từ 100 năm xuống 50 năm và cử hành Năm Thánh lần 2 vào năm 1350.
  • 199. INNOCENS VI (18 và 30-12-1352 - 12-9-1362) sinh tại Braisamont, Pháp. Ngài bổ nhiệm Hồng y Albornoz người Tây Ban Nha, để ổn định trật tự trong các nước thuộc quyền giáo hoàng. Ngài bảo trợ các loại hình nghệ thuật và văn hoá. Ngài cho xây tường bảo vệ chung quanh thành phố Avignon.
  • 200. Cp. URBANUS V (28-9 và 6-11-1362 - 19-12-1370) sinh tại Pháp. Ngài đem giáo triều về Roma, nhưng sau 3 năm rối loạn bất ổn, phải trở lại Avignon.
  • 201. GREGORIUS XI (30-12-1370 và 5-1-1371 - 26-3-1378) sinh tại Maumont, Pháp. Sau sự can thiệp của Thánh Catarina Siena, ngài đem Toà Thánh trở về Roma. Thượng nghị viện Roma dâng tặng ngài một phần đồi Vatican. Ngài chọn Đền thờ Đức Bà Cả trong số các đền thờ, để làm nơi kính viếng lãnh ân xá Năm Thánh.
  • 202. URBANUS VI (8 và 18-4-1378 - 15-10-1389) sinh tại Naples. Mật tuyển viện bầu chọn ngài được tổ chức lần đầu tiên ở Vatican. Trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, vào thời ngài không thể tránh được việc phát sinh các giáo hoàng giả ở Avignon, và điều này dẫn tới cuộc ly giáo Tây Phương kéo dài 40 năm.
  • 203. BONIFACIUS IX (2 và 9-11-1389 - 1-10-1404) sinh tại Naples. Ngài không ổn định được vấn đề ly giáo, khi giáo hoàng giả thứ 2 ở Avignon từ chối mọi hình thức hoà giải. Ngài cử hành Năm Thánh thứ 3 (1390) và thứ 4 (1400).
Image
  • 204. INNOCENS VII (17-10 và 11-11-1404 - 6-11-1406) sinh tại Sulmona. Ngài là một nhà trí thức vĩ đại, nhưng phẩm cách yếu ớt, nên không đạt được kết quả nào trong nỗ lực giải quyết vấn đề ly giáo và những điều kiện khó khăn mà giáo triều gặp phải. Ngài đã mở rộng các khoa Hy Lạp và Y học.
  • 205. GREGORIUS XII (30-11 và 19-12-1406 - 4-7-1415) sinh tại Venice. Đây là thời kỳ buồn thảm nhất của cuộc ly giáo Tây Phương vì cùng lúc có ba thẩm quyền giáo hoàng: Roma, Avignon và Pisa. Hoàng đế Sigismond triệu tập Công đồng Chung XVI, trong khi Giáo hoàng Gregorius tuyên bố từ chức.
  • (CLEMENS VII, 20-9 và 31-10-1378 - 16-9-1394; BENEDICTUS XIII, 28-9 và 11-10-1394 - 23-5-1423; ALEXANDER V, 26-6 và 7-7-1409 - 3-5-1410; JOANNES XIII, 17 và 25-5-1410 - 29-5-1415).
  • 206. MARTINUS V (11 và 21-11-1417 - 20-2-1431) sinh tại Roma. Ngài là người bảo trợ các loại hình nghệ thuật trong giai đoạn khởi đầu thời phục hưng. Ngài cử hành Năm Thánh thứ 5 (1423), và đây là lần đầu tiên “Cửa Thánh” được mở tại Đền thờ Thánh Joannes Lateranus.
  • 207. EUGENIUS IV (3 và 11-3-1431 - 23-2-1447) sinh tại Venice. Ngài triệu tập Công đồng Chung XVII ở Basel, vì sợ nên phải chuyển tới Ferrara, rồi lại tới Florence. Công đồng Chung này quyết định giáo hoàng có quyền trên công đồng. Vì thế, những người phản đối quyết định này đã chọn giáo hoàng giả Felix V.
  • (FELIX V, 5-11-1439 và 24-5-1440 - 7-4-1449).
  • 208. NICOLAUS V (6 và 19-3-1447 - 24-3-1455) sinh tại Sarzana. Ngài bắt đầu xây dựng Đền thờ Thánh Phêrô hiện giờ. Ngài tái lập hoà bình cho Pháp và Anh. Ngài giúp người Tây Ban Nha tiêu diệt quân Saracens. Ngài thành lập thư viện Vatican, và cử hành Năm Thánh thứ 6 (1450).
  • 209. CALIXTUS III (8 và 20-4-1455 - 6-8-1458) sinh tại Jativa, Tây Ban Nha. Ngài truyền khắp nơi kéo chuông vào giữa trưa hàng ngày. Ngài giúp Kitô giáo phát triển tại Thuỵ Điển, Na Uy và Đan Mạch. Ngài thiết lập lễ Chúa Biến Hình.
  • 210. PIUS II (19-8 và 3-9-1458 - 14-8-1464) sinh tại Siena. Để giúp đỡ các tỉnh bị người Thổ Nhĩ Kỳ thôn tính, ngài thành lập một liên minh giữa các vua nước Pháp, Burgundy, Hungary và Tổng trấn Venice.
  • 211. PAULUS II (30-8 và 16-9-1464 - 26-7-1471) sinh tại Venice. Ngài quyết định chỉ có các hồng y mặc phẩm phục màu đỏ. Ngài quyết định thời hạn Năm Thánh là 25 năm, để mỗi thế hệ đều có thể được hưởng nhờ ơn tha thứ đặc biệt của Năm Thánh.
  • 212. SIXTUS IV (9 và 25-8-1471 - 12-8-1484) sinh tại Savona. Ngài là một chính trị gia xuất sắc và một vị bảo trợ nổi tiếng của các loại hình nghệ thuật. Ngài cử hành Năm Thánh thứ 7 (1475) và kéo dài cho tới lễ Phục Sinh năm 1476. Ngài ấn định lễ kính Thánh Giuse vào ngày 19-3, và cho xây nhà nguyện Sixtine, sau này danh hoạ Michelangelo trang trí thêm.
  • 213. INNOCENS VIII (29-8 và 12-9-1484 - 25-7-1492) sinh tại Genoa. Ngài tiến hành công việc ổn định hoà bình tại các lãnh địa của Giáo hội Công giáo. Ngài quyết liệt chống lại việc mua bán nô lệ. Ngài hỗ trợ Columbus trong lộ trình đi về phía Tây, để khám phá ra Tân Thế Giới (châu Mỹ)
  • 214. ALEXANDER VI (11 và 26-8-1492 - 18-8-1503) sinh tại Jativa, Tây Ban Nha. Ngài cử hành Năm Thánh thứ 8 (1500). Trong triều đại ngài, Cửa Thánh được mở lần đầu tiên ở các đền thờ Thánh Phêrô, Phaolô và Đức Bà Cả.
Image
  • 215. PIUS III (22-9 và 8-10-1503 - 18-10-1503) sinh tại Siena. Vì sức khoẻ yếu kém, ngài chỉ chấp nhận kết quả bầu cử sau nhiều lần được thuyết phục. Chứng đau khớp bắt ngài phải ngồi trong khi cử hành lễ tấn phong. Ngài không làm được nhiều vì thời nhiệm của ngài chỉ kéo dài 10 ngày.
  • 216. JULIUS II (31-10 và 26-11-1503 - 21-2-1513) sinh tại Savona. Ngài khuyến khích nghệ thuật và góp phần nghiên cứu vẻ tráng lệ nguy nga của Roma qua các công trình của các danh hoạ Raphael và Michelangelo. Ngài triệu tập Công đồng Chung XVIII. Ngài hoàn thành việc xây dựng Đền thờ Thánh Phêrô.
  • 217. LEO X (9 và 19-3-1513 - 1-12-1521) sinh tại Florence. Ngài không hiểu mà cũng không biết làm thế nào để tìm ra một biện pháp sửa đổi giáo thuyết của Martin Luther. Ngài hỗ trợ hoạt động “hiệu cầm đồ” phòng khi rủi ro, thiếu thốn.
  • 218. ADRIANUS VI (9-1 và 31-8-1522 - 14-9-1523) sinh tại Ultrecht, Hà Lan. Ngài nhiệt tình dấn thân chống lại những kẻ đang quấy rối Giáo Hội và chống lại quân Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không mấy thành công.
  • 219. CLEMENS VII (19 và 26-11-1523 - 25-9-1534) sinh tại Florence. Ngài không thể ngăn cản được những tranh chấp gay gắt giữa Công giáo và Tin Lành của Luther Cải Cách. Vua nước Anh, Henry VIII, bị vạ tuyệt thông và lập tức thề bỏ đạo Công giáo trong thời ngài.
  • 220. PAULUS III (13-10 và 3-11-1534 - 10-11-1549) sinh tại Roma. Là người bảo trợ vĩ đại của văn hoá và nghệ thuật, ngài bổ nhiệm danh hoạ Michelangelo làm kiến trúc sư vĩnh viễn cho Đền Thánh Phêrô. Ngài chính thức phê chuẩn dòng Tên (Chúa Giêsu). Ngài triệu tập Công đồng Chung XIX.
  • 221. JULES III (7 và 22-2-1550 - 23-3-1555) sinh tại Roma. Bằng cách tái nhóm Công đồng Chung Trent, ngài tiếp tục phi bác giáo thuyết của Luther. Khi nữ hoàng Mary Tudor lên ngôi trị vì nước Anh, ngài cử một đặc sứ để tái lập đức tin Công giáo.
  • 222. MARCELLUS II (9 và 10-4-1555 - 1-5-1555) sinh tại Monte- pulciano. Ngài là vị giáo hoàng cuối cùng giữ lại tên thánh rửa tội. Ngài ghi dấu ấn khắc khổ và cương trực của mình trên giáo triều của ngài. Ngài quan tâm đặc biệt đến dân tộc Nga và Mông Cổ.
  • 223. PAULUS IV (23 và 26-5-1555 - 18-8-1559) sinh tại Naples. Ngài cổ vũõ việc chấn hưng đạo đức và chống lại lạc giáo Luther. Ngài ra lệnh buộc người Do Thái sống trong những khu biệt cư.
  • 224. PIUS IV (25-12 và 6-1-1560 - 9-12-1565) sinh tại Milan. Ngài tái nhóm Công đồng Chung Trent và đã kết thúc thành công. Ngài xá tội cho tất cả hối nhân.
  • 225. Th. PIUS V (7 và 17-1-1566 - 1-5-1572) Sinh tại Bosco. Để ngăn chặn sự bành trướng của lạc giáo, ngài cổ vũ nền văn hoá cho quần chúng. Ngài phạt vạ tuyệt thông nữ hoàng nước Anh, Elizabeth. Ngài là người gợi hứng cho chiến thắng của Kitô giáo chống lại quân Saracens ở Lepante. Ngài ấn định việc sử dụng Sách Lễ Roma.
  • 226. GREGORIUS XIII (13 và 25-5-1572 - 10-4-1585) sinh tại Bologna. Ngài cho mở các chủng viện ở Vienna, Prague, Gratz và Nhật Bản và cải cách lịch chung thế giới.
  • 227. SIXTUS V (24-4 và 1-5-1585 - 27-8-1590) sinh tại Grottammare. Ngài thực hiện rất nghiêm túc việc canh tân Giáo Hội, hoàn tất công trình mái vòm Đền Thánh Phêrô, đài kỷ niệm tại quảng trường Thánh Phêrô.
  • 228. URBANUS VII (15-9-1590 - 27-9-1590) sinh tại Roma. Ngài là người rất đức độ và bác ái. Ngài sắp đặt lại việc điều hành Giáo Hội theo các sắc lệnh của Công đồng Trent. Ngài qua đời vì bệnh sốt rét chỉ sau 13 ngày trên ngai giáo hoàng.
  • 229. GREGORIUS XIV (5 và 8-12-1590 - 16-10-1591) sinh tại Cremona. Ngài cho quyền được tị nạn trong các toà Khâm sứ Toà Thánh.
  • 230. INNOCENS IX (29-10 và 3-11-1591 - 30-12-1591) sinh tại Bologna. Ngài đã hạn chế phần nào những hậu quả của trận dịch khủng khiếp và cuộc chiến chống các băng cướp cùng những phe nhóm nội bộ khác nhau.
  • 231. CLEMENS VIII (30-1 và 9-2-1592 - 3-3-1605) sinh tại Florence. Ngài đã tái lập hoà bình cho Pháp và Tây Ban Nha.
Image
  • 232. LEO XI (1 và 10-4-1605 - 27-4-1605) sinh tại Florence. Ngài sống cuộc đời khổ hạnh, bình dân và quảng đại với mọi người. Ngài bị bệnh và qua đời đang khi tiến hành xây dựng nhà thờ chính toà giáo phận (đền thờ Thánh Joannes Lateranus).
  • 233. PAULUS V (16 và 29-5-1605 - 28-1-1621) sinh tại Roma. Ngài vận động các quốc gia văn minh can thiệp và ngăn chặn việc bách hại Kitô hữu ở Nhật Bản và Trung Hoa, khuyến khích khoa Thiên văn học.
  • 234. GREGORIUS XV (9 và 14-2-1621 - 8-7-1623) sinh tại Bologna. Trong thời nhiệm ngắn ngủi, ngài khích lệ dân Ireland và quan tâm đến việc phục hồi Công giáo ở Pháp. Ngài chú trọng đặc biệt việc truyền giáo và thiết lập Thánh Bộ Truyền giáo để hỗ trợ việc đó.
  • 235. URBANUS VIII (6-8 và 29-9-1623 - 29-7-1644) sinh tại Florence. Ngài thực hiện công việc soạn sách Nghi Thức Giáo Hoàng, các Giờ Kinh Phụng Vụ. Trong triều đại ngài, Galileo Galilei đã bị kết án.
  • 236. INNOCENS X (15-9 và 4-10-1644 - 7-1-1655) sinh tại Roma. Ngài khuyên Sa hoàng nước Nga, Alexis I, giải phóng các nô lệ trong nước. Ngài không chịu ký hiệp ước Westphalia, vì rất nhiều thành phố bị đặt dưới quyền của những người Cải Cách.
  • 237. ALEXANDER VII (7 và 18-4-1655 - 22-5-1667) sinh tại Siena. Ngài cố gắng bằng mọi cách dùng quyền lực, để ngăn chặn sự bành trướng của giáo thuyết Tin Lành, nhất là ở Ý và Anh. Ngài quyết định trang hoàng quảng trường Đền thờ Thánh Phêrô bằng hàng cột Bernini và 2 đài phun nước.
  • 238. CLEMENS IX (20 và 26-6-1667 - 9-12-1669) sinh tại Pistoia. Ngài làm trung gian hoà giải giữa các nước Pháp, Tây Ban Nha, Anh và Hà Lan, để đem lại hoà bình cho vùng Aquisgrana. Thời ngài, Hàng Cột Bernini của Đền thờ Thánh Phêrô (284 cột) được trang trí với 140 tượng thánh.
  • 239. CLEMENS X (29-4 và 11-5-1670 - 22-7-1676) sinh tại Roma. Ngài can thiệp vào việc bầu chọn vua Ba Lan. Ngài rất được yêu kính vì có lòng xác tín và vì chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ trong trận Chaezim.
  • 240. Cp. INNOCENS XI (21-9 và 4-10-1676 - 12-8-1689) sinh tại Como. Ngài huỷ bỏ quyền bất khả xâm phạm về mặt pháp lý và thói gia đình trị. Để chống lại quân Thổ Nhĩ Kỳ, ngài cầu viện vua Ba Lan, John Sobiesky, đã từng đánh thắng quân Thổ ở Vienne. Ngài lập lễ kính Thánh danh Đức Mẹ Maria.
  • 241. ALEXANDER VIII (6 và 16-10-1689 - 1-2-1691) sinh ở Venice. Ngài giúp vua Ba Lan và dân Venice chống lại quân Thổ Nhĩ Kỳ.
  • 242. INNOCENS XII (12 và 15-7-1691 - 27-9-1700) sinh tại Naples. Ngài quy định các linh mục phải mặc áo chùng hằng ngày và tĩnh tâm theo định kỳ.
Image
  • 243. CLEMENS XI (23, 30-11 và 8-12-1700 - 19-3-1721) sinh tại Urbino. Là người học thức cao và say mê nghệ thuật, ngài làm phong phú thêm cho thư viện Vatican.
  • 244. INNOCENS XIII (8 và 18-5-1721 - 7-3-1724) sinh tại Roma. Ngài mạnh mẽ can thiệp để giúp đỡ vào Giáo hội Tây Ban Nha. Ngài gửi 100.000 triều thiên cho các hiệp sĩ Malta, để khích lệ tinh thần, giúp họ chiến đấu chống quân Thổ Nhĩ Kỳ.
  • 245. BENEDICTUS XIII (29-5 và 4-6-1724 - 21-2-1730) sinh tại Gravina di Pugli. Ngài đã tận tâm làm việc vì sứ mạng thiêng liêng của mình. Trong dịp Năm Thánh thứ 17 (1725), ngài khánh thành công trình Trinità dei Monti tuyệt vời ở Roma. Ngài tuyên phong cho Thánh Louis Gonzaga và Thánh Stanislaus, bổn mạng nước Ba Lan.
  • 246. CLEMENS XII (12 và 16-7-1730 - 6-2-1740) sinh tại Florence. Ngài tránh can thiệp vào các cuộc chiến khác nhau nổ ra trong thời kỳ đó. Ngài bãi bỏ luật cấm chơi xổ số và phạt vạ tuyệt thông những ai có liên hệ với hội Tam Điểm.
  • 247. BENEDICTUS XIV (17 và 21-8-1740 - 3-5-1758) sinh tại Bologna. Cùng với Thánh Leonard, ngài truyền bá lòng sùng mộ “Đường Thánh Giá”. Ngài tiếp nhận công trình chân dung các giáo hoàng trong Đền thờ Thánh Phaolô ở Roma.
  • 248. CLEMENS XIII (6 và 16-7-1758 - 2-2-1769) sinh tại Venice. Ngài phải đối phó với những vấn đề do chủ nghĩa duy lý tạo ra.
  • 249. CLEMENS XIV (19, 28-5 và 4-6-1769 - 22-9-1774) sinh tại San Arcangelo (Rimini). Ngài cố gắng canh tân những mối quan hệ bình thường với triều đình các nước Công giáo. Ngài sáng lập Bảo tàng Clementine. Ngài đã sửa đổi những quy tắc cho Kinh sĩ hội Sixtine.
  • 250. PIUS VI (15 và 22-2-1775 - 29-8-1799) sinh tại Cesena. Hoàng đế Napoléon đánh chiếm Roma và bắt giữ giáo hoàng.
Image
  • 251. PIUS VII (14 và 21-3-1800 - 20-8-1823) sinh tại Cesena. Để hoà hoãn với Napoléon, ngài ký hiệp ước cải thiện vị trí của Giáo hội tại Pháp. Ngài đội vương miện cho hoàng đế Napoléon ở Paris, nhưng về sau ngài phạt vạ tuyệt thông ông ta vì những bất đồng gay gắt. Ngài sáng tạo quốc kỳ Toà Thánh.
  • 252. LEO XII (28-9 và 5-10-1823 - 10-2-1829) sinh tại Genga, Spoleto. Ngài tái phê chuẩn sự có mặt của dòng Tên và xoá sổ tác phẩm của Galileo khỏi danh mục sách cấm. Ngài cử hành Năm Thánh thứ 20 (1825). Ngài tái thiết đền thờ Thánh Phaolô đã bị hoả hoạn; nhiều bức bích hoạ tranh tượng giáo hoàng đã bị hoả thiêu.
  • 253. PIUS VIII (31-3 và 5-4-1829 - 30-11- 1830) sinh tại Cingoli. Thời gian này, ở Roma, các phong trào chính trị đòi thống nhất nước Ý đang chiếm ưu thế. Ngài là người cởi mở, có liên hệ với Sultan trong việc ủng hộ Armenia. Ngài khởi xướng dịch vụ bưu chính của giáo triều Vatican. Ngài tăng cường hoạt động truyền giáo trên thế giới.
  • 254. GREGORIUS XVI (2 và 6-2-1831 - 1-6-1846) sinh tại Belluno. Ngài dựa vào quyền lực của khối Liên Minh Thánh (Áo, Phổ, Nga) để điều hành giáo triều. Ngài rút ngắn số tuổi pháp định từ 25 xuống 21. Ngài thành lập các viện Bảo Tàng Ai Cập và Etruscan.
  • 255. PIUS IX (16 và 21-6-1846 - 7-2-1878) sinh tại Senigallia. Ngài cử hành Năm Thánh thứ 21 (1875), nhưng không mở các Cửa Thánh. Ngài công bố Ơn Bất Khả Ngộ của giáo hoàng.
  • 256. LEO XIII (20-2 và 3-3-1878 - 20-7-1903) tên là Joachim Pecci, sinh tại Carpineto. Ngài công bố thông điệp Rerum Novarum “Tân Sự”. Ngài là giáo hoàng đầu tiên được lên phim. Ngài cử hành Năm Thánh thứ 22 (1900) và đền thờ Thánh Phêrô lần đầu tiên được chiếu sáng bằng các đèn điện.
Image
  • 257. Th. PIUS X (4 và 9-8-1903 - 20-8-1914) tên là Giuseppe Sarto, sinh tại Riese. Ngài chống đối thuyết Duy Tân, duyệt lại bản Thánh Kinh Vulgata, thành lập học viện Thánh Kinh Giáo hoàng và khích lệ các nhà chú giải Thánh Kinh qua thông điệp Spiritus Paraclitus. Ngài cho phép trẻ em được dễ dàng đến với bí tích Thánh Thể. Ngài canh tân bộ Giáo luật, chăm lo những vấn đề xã hội và cố gắng ngăn cản cuộc Thế chiến I. Ngài được tuyên phong hiển thánh ngày 29-5-1954.
  • 258. BENEDICTUS XV (3 và 6-9-1914 - 22-1-1922) tên là Francis Della Chiesa, sinh tại Genoa. Ngài cố gắng xoa dịu những đau khổ do cuộc Thế chiến I gây nên và làm trung gian hoà giải các phe phái lâm chiến. Ngài công bố bộ Giáo Luật mới (1917). Ngài kêu mời các vị thừa sai tích cực lo việc truyền giáo, tách rời hoạt động chính trị qua thông điệp Maximum illud và khích lệ các nhà chú giải Thánh Kinh qua thông điệp Spiritus Paraclitus.
  • 259. Cp. PIUS XI (6 và 12-2-1922 - 10-2-1939) tên là Achille Ratti, sinh tại Desio, Milan. Ngài đặt nền tảng cho phong trào Công giáo Tiến hành, phát triển công cuộc truyền giáo độc lập với mọi thành kiến. Ngài lưu tâm đến Đông Phương: tấn phong giám mục Trung Quốc và giám mục Nhật Bản đầu tiên, mở rộng Học viện Giáo hoàng Đông Phương, lập một chủng viện Nga. Ngài khuyến khích việc giáo dục Kitô giáo, tố cáo những việc làm quá đáng của các chủ nghĩa đương thời. Ngài dàn xếp với Mussolini về vấn đề Roma, thoả ước Lateranus, hình thành Thánh đô Vatican, chống lại chủ nghĩa quốc xã. Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu được ngài tuyên phong có ảnh hưởng mạnh trong cuộc sống thiêng liêng của ngài. Ngài được phong chân phước ngày 3-9-2000.
  • 260. PIUS XII (2 và 12-3-1939 - 9-10-1958) tên là Eugenio Pacelli, sinh tại Roma. Ngài tích cực can thiệp để chấm dứt Thế chiến II. Vatican trở thành nơi trú ẩn cho nhiều người bị bách hại về chính trị hoặc chủng tộc. Ngài khuyến khích mọi nỗ lực để xây dựng một nền dân chủ Kitô giáo thật sự. Ngài viết nhiều thông điệp về Giáo Hội (Mystici Corporis), về nghiên cứu Thánh Kinh (Divino Afflante Spiritu), về thần học, phụng vụ và công bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (1950).
  • 261. Cp. JOANNES XXIII (28-10 và 8-11-1958 - 3-6-1963) tên là Angelo Giuseppe Roncalli, sinh tại Sotto il Monte (Bergamo). Qua tông sắc “Humanae Salutis”, ngài triệu tập Công đồng Chung XXI, quen gọi là Công đồng Vatican II (khai mạc 11-10-1962). Công đồng nghiên cứu về mọi mặt của Giáo Hội: đời sống phụng vụ, các mối quan hệ xã hội, Giáo Hội và thế giới hiện đại, Giáo hội Công giáo và phong trào đại kết. Ngài là người bình dị, có tâm hồn tông đồ, rộng mở đặc biệt để liên kết mọi người. Ngài được tuyên phong chân phước ngày 3-9-2000.
  • 262. PAULUS VI (21 và 30-6-1963 - 6-8-1978) tên là Giovanni B. Montini, sinh tại Concesio, Brescia. Ngài đã điều hành và kết thúc Công đồng Chung Vatican II (8-12-1965). Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên thực hiện các cuộc công du đến các nước khác để loan báo Tin Mừng Đức Kitô. Ngài đơn giản các nghi thức giáo hoàng. Ngài đã thiết lập tổ chức Thượng Hội đồng Giám mục để cùng chia sẻ trách nhiệm chung trong việc điều hành Giáo Hội toàn cầu.
  • 263. JOANNES PAULUS I (26-8 và 3-9-1978 - 28-9-1978) tên là Albino Luciani, sinh tại Forno di Canale, Belluno. Ngài là vị đầu tiên chọn tên hiệu 2 vị thánh. Ngài đơn giản nghi lễ đăng quang giáo hoàng. Ngài qua đời vì nhồi máu cơ tim đang khi đọc sách trên giường. Ngài được coi là một vị giáo hoàng vui tươi.
  • 264. JOANNES PAULUS II (16 và 22-10-1978 – 2-4-2005) tên là Karol Jozef Wojtyla, sinh ngày 18-5-1920 tại Wadowice (Kraków), Ba Lan. Thụ phong linh mục ngày 1-11-1946, giám mục ngày 28-9-1958, hồng y 26-6-1967, đắc cử giáo hoàng ngày 16-10-1978 và bắt đầu thi hành sứ vụ sáu ngày sau đó. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên gốc Ba Lan mà không phải người Ý kể từ Đức Giáo hoàng Adrianus VI vào năm 1522. Ngài cho ban hành bản văn Thánh Kinh Vulgata mới. Ngài gặp gỡ Thượng phụ Athenagoras I ở Constantinople và rất nhiều nhà lãnh đạo thế giới. Ngày 13-5-1981, trong cuộc tiếp kiến ở Đền thờ Thánh Phêrô, ngài bị trọng thương do Mehmet Ali Agca, một thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ, mưu sát.
    - Trong suốt hơn 26 năm điều hành Giáo hội, ngài đã thực hiện 104 chuyến thăm mục vụ các nước và 146 chuyến thăm trong nước Ý. Là giám mục Rôma, ngài đã thăm 317 trong số 333 giáo xứ trong giáo phận.
    - Năm 1994, Đức Joannes Paulus II được Tạp chí Times bầu chọn là “Nhân vật trong năm”.
    - Các văn kiện chính mà Đức Joannes Paulus II đã ban hành gồm 14 Thông điệp, 15 Tông huấn, 11 Tông Hiến, và 45 tông thư. Ngài còn xuất bản năm cuốn sách: "Crossing the Threshold of Hope" (1994); "Gift and Mystery: On the 50th Anniversary of My Priestly Ordination" (1996); "Roman Triptych - Meditations," tuyển tập thơ (2003); "Rise, Let Us Be On Our Way" (5-2004) và "Memory and Identity" (2005).
    - Ngài chủ trì 147 lễ phong chân phước và phong chân phước cho 1.338 người Công giáo. Ngài còn chủ trì 51 lễ phong thánh, trong đó đã phong thánh cho 482 vị. Tại chín hội nghị các hồng y mà ngài tổ chức, ngài đã phong 231 hồng y. Ngài còn chủ trì 15 Thượng Hội đồng Giám mục.
    - Giáo hội đang mở hồ sơ phong thánh cho ngài.
Image
  • 265. BENEDICTUS XVI (19 và 24-4-2005) tên thật là Joseph Ratzinger, sinh ngày 16-4-1927 tại Marktl am Inn, thuộc Giáo phận Passau, vùng Bavère, miền Nam Đức Quốc. Ngài thụ phong linh mục ngày 29-6-1951 tại nhà thờ Chính Tòa ở Freising.
    - Tháng 7-1953, đỗ tiến sĩ Thần học tại Đại học Munich và từ năm 1959 làm giáo sư tại Đại học Bonn.
    - Ngày 24-3-1977, Ngài nhậm chức Tổng Giám mục tổng giáo phận Munich. Ngày 27-6-1977, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI phong ngài làm hồng y tổng giáo phận Munich. Hồng y Ratzinger được Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin ngày 25-11-1981.
    - Đức Benedictus là vị giáo hoàng xuất thân từ Đức sau gần 950 năm.
    - Trong thế kỷ thứ 11, đã từng có 3 vị giáo hoàng người Đức là Giáo Hoàng Clemente II (1046-1047), Damasus II (1048) và Victor 2 (1055-1057).
Nguồn tư liệu:
Annuario Pontificio 2002, Vatican;
Memmo Caporilli, The Roman Pontiffs, Roma;
NN, Théo: Nouvelle Encyclopédie Catholique, Droguet Ardant / Fayard, 1989;
Olivier de la Brosse, Dictionnaire de la foi Chrétienne...
VÀI ĐIỀU LÝ THÚ VỀ CÁC GIÁO HOÀNG
Có 76 vị đã được tuyên phong Hiển thánh, 10 vị đã được tuyên phong Chân phước.
Có 36 giáo hoàng không được công nhận.
Triều đại dài nhất là của Đức Pius IX: 32 năm (1846-1878), triều đại ngắn nhất là của Đức Stephanus I: 1 ngày (23-3-752).
Vị Giáo hoàng già nhất là Đức Adrianus I, được bầu lúc 80 tuổi (9-2-772), qua đời 25-12-795, thọ 103 tuổi.
Vị trẻ nhất là Đức Benedictus IX, đắc cử lần I lúc 12 tuổi (1032) và đã được bầu chọn 3 lần.
Những danh hiệu được dùng nhiều nhất: Joannes 23 lần, Gregorius 16 lần, Benedictus 16 lần và 43 danh hiệu chỉ được dùng một lần.